iPhone 17 Air mỏng nhất lịch sử Apple sẽ được trang bị những gì?
Dự kiến ra mắt vào tháng 9, iPhone 17 Air sẽ là dòng smartphone mỏng nhất từ trước đến nay của Apple.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Với cơ chế hoạt động linh hoạt, cánh tay robot 6 bậc tự do ELBOT có thể thực hiện đa dạng tác vụ phức tạp với độ chính xác cao, linh hoạt và tốc độ vượt trội.
Ngày
23/4, kỹ sư Hữu Trung (sinh năm 1993) chính thức ra mắt cánh tay robot công nghiệp 6 bậc tự
do mang tên ELBOT, đánh dấu bước tiến mới trong ngành tự động hóa tại Việt Nam.
ELBOT được chế tạo từ thép và nhôm đúc nguyên khối, sở hữu thiết kế mô-đun với sải tay dài 1.310 mm, tải trọng tối đa 6 kg và trọng lượng chỉ 43 kg. Robot có thể hoạt động trong không gian đường kính tới 2,6 m với độ chính xác ±0,1 mm. Một số vị trí yêu cầu cao thậm chí đạt mức sai số chỉ 0,05 mm – tương đương với các robot cao cấp trên thị trường hiện nay.
Cấu trúc của ELBOT bao gồm 6 bậc tự do, chia làm hai phần: 3 bậc cho chuyển động định vị từ gốc tới cổ tay – giúp robot di chuyển trong không gian 3D; và 3 bậc còn lại cho chuyển động định hướng ở cổ tay – cho phép xoay, gập, nghiêng đầu công cụ (end-effector) một cách linh hoạt.
Đặc biệt, thiết kế của ELBOT có thể dễ dàng chuyển đổi từ robot công nghiệp sang robot cộng tác (cobot) – một hướng phát triển mới cho phép robot làm việc an toàn cùng con người trong nhiều môi trường khác nhau.
Theo chia sẻ, ELBOT có giá chỉ 55 triệu đồng sau khi phát hành bản thương mại. Trong khi đó, đa phần robot công nghiệp 6 bậc tự do hiện nay đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc châu Âu, với mức giá phổ biến từ 200 - 600 triệu đồng, trọng lượng thường từ 60–80 kg và cần hệ thống điều khiển phức tạp. Như vậy, ELBOT có lợi thế về trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt, và chi phí rẻ hơn gấp nhiều lần.
Ngoài ra, khả năng chuyển đổi sang cobot – tính năng ít xuất hiện ở các dòng robot tầm trung – giúp ELBOT trở thành giải pháp linh hoạt hơn cho các doanh nghiệp nhỏ, cơ sở đào tạo hoặc cá nhân nghiên cứu.
Chia sẻ tại buổi ra mắt, anh Hữu Trung cho biết, đam mê công nghệ đến với anh từ năm 11 tuổi. Sau thời gian tự học và mày mò, anh chế tạo thành công mẫu robot đầu tiên với 5 bậc tự do vào năm 2010, có chiều dài chỉ khoảng 30 cm.
Trong hơn một thập kỷ sau đó, anh tiếp tục tích lũy kiến thức chuyên sâu về cơ khí, điện tử, lập trình và thiết kế đồ họa 3D. Sau gần 30 phiên bản thử nghiệm, ELBOT ra đời như một bước đột phá trong hành trình dài theo đuổi giấc mơ tự động hóa.
Anh Trung kỳ vọng, ELBOT không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất mà còn được sử dụng trong giáo dục, nghiên cứu hay cả những ứng dụng đời sống – đưa công nghệ robot đến gần hơn với cộng đồng.