Ai là Giáo hoàng tiếp theo?
Sự ra đi của Giáo hoàng Francis II mở ra Mật nghị Hồng y bầu chọn Giáo hoàng mới. Số lượng Hồng y đa dạng từ khắp nơi, cuộc bầu chọn lịch sử này được dự báo sẽ đầy bất ngờ và khó đoán.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Lượt xem trực tuyến hai bộ phim về Giáo hội Công giáo, The Two Popes và Conclave, tăng đột biến tại Mỹ và châu Âu sau khi Giáo hoàng Francis qua đời ngày 21/4, theo dữ liệu của Luminate và các báo cáo từ truyền thông quốc tế.
Theo WIRED, sự tăng vọt lượt xem của The Two Popes và Conclave phản ánh xu hướng khán giả tìm đến các tác phẩm nghệ thuật để xử lý những sự kiện lớn. Luminate so sánh hiện tượng này với sự tăng vọt lượt xem Hillbilly Elegy khi JD Vance được chọn làm ứng viên phó tổng thống Mỹ năm 2024, hay Veep khi Kamala Harris trở thành ứng viên tổng thống.
Dù The Two Popes và Conclave đều mang tính hư cấu ở một số chi tiết, cả hai được đánh giá cao vì khả năng tái hiện không khí căng thẳng và những mâu thuẫn tư tưởng trong Giáo hội Công giáo. Với Mật nghị Hồng y sắp tới, lượt xem hai bộ phim dự kiến tiếp tục tăng, đặc biệt khi công chúng chờ đợi tân giáo hoàng được công bố.
Theo Luminate, tại Mỹ, bộ phim The Two Popes (sản xuất năm 2019) ghi nhận 1,5 triệu phút xem trực tuyến vào ngày 21/4, tăng 417% so với 290.000 phút xem ngày 20/4. Tờ Variety cho biết sự kiện Giáo hoàng Francis qua đời ngay sau Lễ Phục sinh, cùng việc Vatican chuẩn bị Mật nghị Hồng y để bầu giáo hoàng mới, đã kích thích sự quan tâm đến các phim liên quan đến Giáo hội Công giáo.
Bộ phim do Netflix phát hành, xoay quanh mối quan hệ giữa Giáo hoàng Benedict XVI (Anthony Hopkins thủ vai) và Hồng y Jorge Bergoglio, tức Giáo hoàng Francis tương lai (Jonathan Pryce). Tác phẩm khắc họa giai đoạn biến động khi Giáo hoàng Benedict XVI thoái vị năm 2013, cùng những góc khuất trong quá khứ của hai nhân vật. Với thời lượng khoảng 120 phút, The Two Popes nhận ba đề cử Oscar 2020, gồm Nam diễn viên chính (Pryce), Nam diễn viên phụ (Hopkins) và Kịch bản chuyển thể xuất sắc (Anthony McCarten).
Tờ The Guardian (Anh) nhận xét bộ phim mang đến “cái nhìn sâu sắc về xung đột tư tưởng trong nội bộ Vatican, đồng thời giữ được sự hài hước và nhân văn”. Tại châu Âu, The Two Popes cũng ghi nhận lượt xem tăng mạnh trên Netflix, đặc biệt ở Ý và Tây Ban Nha, dù số liệu cụ thể chưa được công bố.
Bộ phim Conclave (2024) cũng chứng kiến sự bùng nổ tương tự. Theo Luminate, tại Mỹ, phim đạt 6,9 triệu phút xem vào ngày 21/4, tăng 283% so với 1,8 triệu phút ngày 20/4. Đặc biệt, sau khi Amazon Prime Video đưa Conclave vào danh mục miễn phí từ ngày 22/4, lượt xem tăng vọt lên 18,3 triệu phút vào ngày 23/4, tương đương mức tăng 3.200% so với tuần trước.
Conclave, do Edward Berger đạo diễn, kể về quá trình Mật nghị Hồng y bầu giáo hoàng mới sau cái chết của một vị giáo hoàng. Bộ phim có sự tham gia của các ngôi sao Ralph Fiennes, Stanley Tucci và John Lithgow, được ca ngợi vì kịch bản sắc sảo và diễn xuất ấn tượng. Tác phẩm giành Oscar 2025 cho Kịch bản chuyển thể xuất sắc và thu về hơn 115 triệu USD toàn cầu với ngân sách 20 triệu USD.
Tờ The New York Times đánh giá Conclave “miêu tả chính xác nghi thức bầu giáo hoàng, dù có phần phóng đại về khía cạnh chính trị nội bộ”. Tại châu Âu, phim cũng nhận được sự chú ý lớn, đặc biệt ở các quốc gia Công giáo như Ba Lan và Pháp, nhờ sự liên quan trực tiếp đến Mật nghị Hồng y sắp diễn ra vào ngày 5/5 tại Vatican.
Sự ra đi của Giáo hoàng Francis không chỉ gây tiếc thương trong cộng đồng Công giáo 1,4 tỷ người mà còn tạo làn sóng cảm xúc ở Hollywood. Đạo diễn Martin Scorsese, người từng gặp Giáo hoàng Francis năm 2023, gọi ông là “một con người phi thường, luôn học hỏi và lan tỏa lòng khoan dung”. Diễn viên Isabella Rossellini (Conclave) cũng bày tỏ sự kính trọng, nhấn mạnh mối quan hệ gần gũi của người dân Rome với giáo hoàng.
Trên mạng xã hội X, nhiều người dùng bày tỏ sự xúc động và chia sẻ về di sản của Giáo hoàng Francis, nhấn mạnh nỗ lực của ông trong việc xây dựng một Giáo hội giàu lòng trắc ẩn. Một số bài đăng cũng khuyến khích xem The Two Popes và Conclave để hiểu thêm về bối cảnh Vatican.
Sáng 21/4, Vatican thông báo Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88 do đột quỵ và suy tim không hồi phục, chỉ một ngày sau khi ông xuất hiện tại Quảng trường Thánh Peter trong Lễ Phục sinh. Trước đó, ông từng nhập viện vì viêm phổi và điều trị tại bệnh viện Gemelli (Rome) từ tháng 2 đến cuối tháng 3/2025.
Giáo hoàng Francis, tên thật Jorge Mario Bergoglio, là Giáo hoàng người Mỹ Latin đầu tiên và là vị giáo hoàng không xuất thân từ châu Âu trong hơn 1.200 năm. Ông được bầu vào ngày 13/3/2013, nổi tiếng với tư tưởng tiến bộ, ủng hộ người di cư và đối thoại liên tôn. Linh cữu Giáo hoàng Francis được đưa từ Nhà Thánh Marta đến Vương cung thánh đường Thánh Peter vào ngày 23/4 để công chúng viếng trong ba ngày.
Lễ tang diễn ra vào ngày 26/4, sau đó di hài được an táng tại Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả, đánh dấu lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ một giáo hoàng được chôn cất bên ngoài Vatican.