Dù nhịp sống đầu năm mới đã sôi động trở lại, nhiều căn nhà mặt phố trên các tuyến đường sầm uất ở Hà Nội vẫn đóng cửa im lìm, chờ đợi khách thuê trong vô vọng.
Đóng cửa, treo biển cho thuê cả năm trời
Trước đây, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng luôn nhộn nhịp với các cửa hàng kinh doanh, được coi là "đất vàng" với mặt bằng luôn trong tình trạng "cháy hàng". Tuy nhiên, hiện nhiều căn nhà treo biển cho thuê cả năm vẫn chưa có khách. Chủ nhà thỉnh thoảng dẫn người đến tham quan, nhưng cuối cùng cửa hàng mới vẫn chưa xuất hiện.
Nhiều mặt bằng phố ở Hà Nội treo biển nhiều tháng không có khách thuê.
Một chủ nhà trên phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng chia sẻ, chị treo biển cho thuê căn nhà 2 tầng hơn nửa năm nay nhưng vẫn không có khách thuê. Giá ban đầu đưa ra là 115 triệu đồng/tháng, hiện chị đã giảm xuống còn 105 triệu đồng/tháng để kích cầu, nhưng tình hình vẫn chưa khả quan.
"Tôi đã đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn như giảm 10% giá thuê trong tháng đầu tiên, cho phép khách đặt cọc tiền 1 tháng thay vì 3 tháng như trước kia để giảm áp lực tài chính, đến nay dù nhiều người hỏi song vẫn chưa có ai chốt", chủ nhà chia sẻ.
Trên nhiều tuyến phố khác như Tôn Đức Thắng, Xã Đàn, Nguyễn Thái Học... nhiều mặt bằng vẫn im lìm đóng cửa, khác hẳn không khí sôi động trên thị trường dịp đầu năm.
Vì sao ế khách?
Chị Kim Ánh (quận Đống Đa, TP Hà Nội) vừa trả lại cửa hàng trên phố Tôn Đức Thắng, quận Đống Đa sau gần hai năm kinh doanh đồ ăn. Với diện tích 60m², chị thuê mặt bằng với giá 55 triệu đồng/tháng, nhưng doanh thu không đủ bù chi phí. Cuối cùng, chị phải đóng cửa hàng và chuyển sang bán online.
Nguyên nhân khiến nhiều mặt bằng trung tâm Hà Nội vắng khách thuê là do giá quá cao.
Theo ông Phan Đông, môi giới bất động sản, số lượng nhà phố cho thuê tại các tuyến trung tâm đã tăng khoảng 20% so với năm trước, với mức giá từ vài chục đến cả trăm triệu đồng/tháng.
Tại phố Trần Nhân Tông,quận Hai Bà Trưng, cửa hàng 50m² có giá thuê từ 70-90 triệu đồng/tháng. Mặt tiền nhỏ hơn ở phố Hàng Bông, cửa hàng 40m² có giá thuê 30-50 triệu đồng/tháng. Giá cao, nhiều mặt bằng vẫn treo biển cho thuê suốt nhiều tháng mà chưa tìm được khách.
Chuyên gia bất động sản nhận định, giá thuê nhà quá cao trong lúc việc làm ăn kinh doanh khó khăn khiến nhiều người không dám chi trả một khoản tiền lớn vào chi phí mặt bằng. Muốn cải thiện tình trạng này, chủ nhà cần tham khảo mặt bằng chung để đưa giá thuê nhà về đúng giá trị thật.
"Đất vàng" không còn là ưu tiên.
Còn theo ông Lê Hưng, CEO BĐS Phố Xanh Group, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đang làm thay đổi thói quen kinh doanh. Nhiều mặt hàng không còn cần thuê mặt bằng trưng bày, ngoại trừ ngành hàng ăn uống hay ngân hàng.
Ông dự báo, trong tương lai, nhà phố sẽ dần trở về đúng công năng chính là để ở, thay vì phục vụ kinh doanh. Đồng thời, giá bán nhà phố tại trung tâm liên tục tăng, khiến tỷ suất lợi nhuận từ cho thuê giảm mạnh. Dù không tăng giá, chủ nhà vẫn khó giảm giá thuê vì lợi nhuận đã ở mức rất thấp. Trong khi đó, thị trường kinh doanh chưa phục hồi mạnh, khiến nhiều mặt bằng rơi vào cảnh ế ẩm kéo dài.
Xu hướng thuê mặt bằng thay đổi: "đất vàng" không còn là ưu tiên, các nhãn hàng ngày càng khắt khe hơn khi tìm kiếm mặt bằng, không chỉ quan tâm đến vị trí trung tâm mà còn cân nhắc yếu tố thực tế như chỗ đỗ xe, hạn chế giao thông giờ cao điểm...
Vì vậy, những mặt bằng nằm ở khu vực đông dân cư, có lối tiếp cận thuận tiện, vỉa hè rộng, không bị ảnh hưởng bởi dự án hạ tầng hay cấm đường giờ cao điểm đang được ưu tiên hơn so với các khu "đất vàng" tuy sầm uất nhưng chật chội.
Cuối năm 2024, giá đất nền phía Nam đã ghi nhận mức tăng trung bình từ 7-15% so với đầu năm 2024. Trong khi đó, tại khu vực phía Bắc, đặc biệt là tại khu vực ven Hà Nội, đất đấu giá đang hạ nhiệt, đồng thời nhiều nơi phải đang tạm dừng để tính toán lại giá khởi điểm.
Theo bảng giá đất mới của UBND TP Hà Nội vừa công bố, giá đất cao nhất thuộc về quận Hoàn Kiếm với 695,3 triệu đồng/m2 áp dụng cho thửa giáp mặt đường tại loạt tuyến đường như Ngã tư Hàng Khay, Hàng Bài, Tràng Tiền, Đinh Tiên Hoàng.
Nhiều đối tượng giả danh chủ đầu tư, môi giới bất động sản, lừa đảo người dân muốn mua nhà ở xã hội. Luật sư khuyến cáo người dân cần lưu giữ chứng cứ và tố giác kịp thời để đòi lại quyền lợi hợp pháp.
Thông tin về việc cải tạo các khu tập thể cũ tại Hà Nội đang làm xáo trộn thị trường bất động sản. Giá nhiều căn hộ hàng chục năm tuổi, xuống cấp trầm trọng bị đẩy lên hơn 100 triệu đồng/m2.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024
UBND TP Hà Nội giao hơn 6.000m2 đất tại xã Thượng Mỗ cho UBND huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở khu X28.
Công ty TNHH Phát triển THT (Công ty THT), chủ đầu tư dự án Khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây (Starlake Tây Hồ Tây) - Giai đoạn 1 vừa bị xử phạt, truy thu thuế hơn 4,5 tỷ đồng.
Nhà ở xã hội được xem là phân khúc cứu cánh cho giấc mơ an cư của người dân có thu nhập trung bình khá. Do đó, trong thời gian qua, loại hình này liên tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên, để hiện thực hóa giấc mơ an cư với nhà ở xã hội vẫn cần phải vượt qua nhiều thách thức.
Mua nhà cũ, sửa sang rồi bán đang trở thành một xu hướng đầu tư hái ra tiền tại nhiều đô thị lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có lãi vì nghề này đòi hỏi con mắt tính toán, kinh nghiệm và may mắn.