Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an, địa phương quyết liệt chống hàng giả
Thứ sáu, 23/05/2025 16:07 (GMT+7)
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.
Sáng 23/5, tại trụ sở Bộ Y tế đã diễn ra Hội nghị trực
tuyến toàn quốc về kiểm điểm tiến độ và triển khai các giải pháp cấp bách trong
công tác phòng, chống hàng giả trong lĩnh vực y tế. Tham dự tại điểm cầu Trung
ương có Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cùng lãnh đạo
Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các vụ, cục
chức năng của Bộ Y tế. Tại các địa phương, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở Y tế và các
ban ngành liên quan đồng loạt tham dự.
Kinh doanh hàng giả y tế là tội ác
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh:
“Thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thiết bị y tế là những mặt hàng thiết yếu,
liên quan trực tiếp đến sinh mạng người dân. Việc sản xuất, kinh doanh hàng giả
trong lĩnh vực này không đơn thuần là hành vi vi phạm thương mại mà là tội ác”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu mở đầu hội nghị. Ảnh Bộ Y tế
Theo Bộ Y tế, tình trạng buôn lậu, sản xuất hàng giả
như sữa, thực phẩm chức năng, thuốc điều trị đang có chiều hướng gia tăng với
thủ đoạn ngày càng tinh vi. Mới đây, các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đã liên tiếp
triệt phá các đường dây sản xuất, buôn bán sữa và thuốc giả với quy mô lớn, gây
bức xúc trong dư luận.
Từ đầu tháng 5, Bộ Y tế đã tổ chức hai hội nghị trực
tuyến toàn ngành nhằm triển khai quyết liệt tháng cao điểm phòng, chống hàng giả,
thực hiện theo các chỉ đạo tại Công điện số 41, 55, 65 và Chỉ thị số 13 của Thủ
tướng Chính phủ.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết: “Bộ đã ban hành Kế
hoạch số 1703/KH-BYT và thành lập nhiều tổ công tác kiểm tra từ Trung ương đến
địa phương. Tinh thần là xử lý nghiêm minh, không có vùng cấm”.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên báo cáo tại hội nghị. Ảnh Bộ Y tế
Cụ thể, Cục An toàn thực phẩm đã thanh tra hơn 400
cơ sở từ năm 2020 đến nay, xử phạt gần 24 tỷ đồng, chuyển 31 vụ việc nghiêm trọng
sang cơ quan công an. Trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm, năm 2024 có 50 đoàn thanh
tra chuyên ngành, xử phạt 2,5 tỷ đồng. Đáng chú ý, các tổ kiểm tra đột xuất
đang được Bộ chỉ đạo triển khai ráo riết trên toàn quốc.
Phối hợp liên ngành, siết chặt từ gốc
Bộ Y tế đã ký quy chế phối hợp với Bộ Công an trong
chia sẻ thông tin, điều tra xử lý các vụ việc thuốc giả. Đồng thời, tích cực
tham gia các hội nghị liên ngành nhằm xây dựng giải pháp quản lý tổng thể. Bộ cũng
đang thúc đẩy sửa đổi Luật Dược, Luật An toàn thực phẩm và các văn bản liên
quan để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng chế tài xử lý.
Các đại biểu cùng tham gia hội nghị. Ảnh Bộ Y tế
“Chúng tôi yêu cầu các Sở Y tế tăng cường kiểm tra
nguồn gốc thuốc, dược liệu, chấn chỉnh tình trạng quảng cáo sai sự thật, lợi dụng
hình ảnh bác sĩ để tiếp thị hàng kém chất lượng”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu
rõ.
Tháng cao điểm phòng chống hàng giả từ 15/5 đến
15/6/2025 là đợt tổng rà soát toàn diện các cơ sở kinh doanh dược, thực phẩm chức
năng, mỹ phẩm, thiết bị y tế. Cục Quản lý Dược, Cục Y Dược cổ truyền, Cục An
toàn thực phẩm, Cục Hạ tầng thiết bị y tế đồng loạt thành lập các tổ kiểm tra
pháp luật chuyên đề.
Toàn cảnh hội nghị trực tuyến toàn quốc đánh giá tiến độ chống buôn lậu, hàng giả ngành y tế. Ảnh Bộ Y tế
Các đoàn kiểm tra sẽ tập trung vào các điểm nóng,
phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm: sản xuất thuốc không rõ nguồn gốc,
sử dụng giấy tờ giả, nhập lậu dược phẩm. “Bảo vệ sinh mệnh người dân là ưu tiên
số một”, Bộ trưởng khẳng định.
Song song với công tác kiểm tra, Bộ Y tế đẩy mạnh
truyền thông, khuyến khích người dân tham gia phát hiện, tố giác các hành vi sản
xuất, kinh doanh hàng giả. Danh sách cơ sở vi phạm, sản phẩm bị thu hồi, cảnh
báo dược phẩm kém chất lượng liên tục được cập nhật công khai trên Cổng thông
tin của Bộ Y tế.
Phong trào “toàn dân kiểm soát chất lượng thuốc và
thực phẩm” đang được phát động rộng rãi tại các địa phương.
Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nhấn mạnh:
“Chống hàng giả trong y tế không phải là chiến dịch ngắn hạn mà là cuộc chiến
lâu dài. Muốn thắng, phải có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến cơ sở, từ
ngành y tế đến từng người dân. Đây không chỉ là nhiệm vụ hành chính mà là trách
nhiệm bảo vệ sức khỏe cộng đồng”.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe do nhiều doanh nghiệp trên cả nước đăng ký.
Hàng giả ngập container gồm giày dép, áo thun... nhái hàng loạt thương hiệu lớn bị thu giữ tại cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ sở hữu trí tuệ, gian lận trị giá hơn 17 tỷ đồng.
Gần 2.000 sản phẩm thời trang giả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, LV, Dior… bị lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng tạm giữ. Nhiều cửa hàng tại các tuyến phố du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Ngày 23/5, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Kiên Giang) cho biết, vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, phát hiện và tạm giữ 1.020 kg bao tử lợn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản hoả tốc yêu cầu Công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ các sai phạm liên quan đến Công ty CP Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai - nơi sản xuất 2 lô mỹ phẩm Hanayuki bị phát hiện không đạt chất lượng.
Hàng giả ngập container gồm giày dép, áo thun... nhái hàng loạt thương hiệu lớn bị thu giữ tại cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ sở hữu trí tuệ, gian lận trị giá hơn 17 tỷ đồng.
Sở Y tế tỉnh An Giang vừa quyết định thu hồi 314 giấy công bố sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Sản xuất Xuất nhập khẩu Mỹ phẩm Winlab Ba Xuyên sản xuất. Động thái này diễn ra sau khi doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động.
Trong những ngày hè oi bức, quạt điện cầm tay đã trở thành phụ kiện chống nóng không thể thiếu đối với nhiều người. Tuy nhiên, giữa vô vàn sản phẩm giá rẻ tràn lan trên mạng, không ít người dùng rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” khi lỡ tay mua phải hàng kém chất lượng.