TP HCM: Bắt lô hàng giả MLB, Boss, Armani trị giá 17 tỷ đồng
Thứ sáu, 23/05/2025 11:29 (GMT+7)
Hàng giả ngập container gồm giày dép, áo thun... nhái hàng loạt thương hiệu lớn bị thu giữ tại cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ sở hữu trí tuệ, gian lận trị giá hơn 17 tỷ đồng.
Cục Hải quan TP HCM vừa phối hợp các đơn vị chức năng thu giữ
lô hàng thời trang “khủng” chứa hàng nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng như MLB, Hugo Boss, Armani Exchange, với tổng trị giá vi phạm lên tới 17,4 tỷ đồng.
Theo thông tin từ Cục Hải quan (Bộ Tài chính), vào ngày 13/5/2025,
Đội Kiểm soát chống buôn lậu số 3 (Chi cục Điều tra chống buôn lậu) phối hợp với
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã tiến hành kiểm tra container
40 feet số hiệu HPPU9007070 do Công ty TNHH K.T.Đ đứng tên nhập khẩu.
Lực lượng Hải quan kiểm tra lô hàng vi phạm. Ảnh: Cục Hải quan
Theo khai báo hải quan, lô hàng gồm giày dép, quần áo thun,
túi xách da công nghiệp không nhãn hiệu, tổng trị giá 24.638,4 USD (tương đương
gần 600 triệu đồng), nặng hơn 10,9 tấn.
Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra thực tế, doanh nghiệp
không xuất trình được bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ hay
nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Nhận thấy dấu hiệu vi phạm, cơ quan hải quan đã phối hợp với
đại diện các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ tiến hành lấy mẫu giám định.
Kết quả giám định xác định có 5
nhóm sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, cụ thể: 990 đôi giày thể thao nữ mang nhãn hiệu MLB; 36 đôi giày thể thao nam nhãn hiệu Hugo
Boss; 1.511 áo thun giả
mạo thương hiệu Armani Exchange;
Nhiều sản phẩm gắn nhãn Vans, The North Face cũng được xác định là hàng
giả. Tổng trị giá hàng
hóa giả mạo thương hiệu này ước tính hơn 8,1 tỷ đồng.
Hàng hóa giả các nhãn hiệu nổi tiếng vừa bị lực lượng Hải quan bắt giữ. Ảnh: Cục Hải quan
Đáng chú ý, bên cạnh hàng giả, cơ quan chức năng còn phát hiện
4 mặt hàng được xác định là hàng chính hãng, tuy nhiên không thuộc danh sách
các nhà xuất khẩu được ủy quyền. Doanh nghiệp cũng không cung cấp được hóa đơn,
chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của các sản phẩm này.
Trị giá nhóm hàng vi phạm theo cách này lên tới 9,3 tỷ đồng. Như vậy, tổng trị giá toàn bộ lô hàng
vi phạm là khoảng 17,4 tỷ đồng.
Vụ
việc đang được tiếp tục xác minh, làm rõ các tình tiết liên quan.
Lực lượng quản lý thị trường tại Lào Cai, Ninh Bình, Ninh Thuận liên tiếp phát hiện, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm, đồ chơi, quần áo không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Gần 2.000 sản phẩm thời trang giả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, LV, Dior… bị lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng tạm giữ. Nhiều cửa hàng tại các tuyến phố du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Từ chân gà, thịt lợn phân hủy đến thuốc lá lậu và quần áo livestream không rõ nguồn gốc - loạt vụ vi phạm bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý trong đợt cao điểm ra quân thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Sở Y tế tỉnh An Giang vừa quyết định thu hồi 314 giấy công bố sản phẩm mỹ phẩm do Công ty TNHH Sản xuất Xuất nhập khẩu Mỹ phẩm Winlab Ba Xuyên sản xuất. Động thái này diễn ra sau khi doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động.
Trong những ngày hè oi bức, quạt điện cầm tay đã trở thành phụ kiện chống nóng không thể thiếu đối với nhiều người. Tuy nhiên, giữa vô vàn sản phẩm giá rẻ tràn lan trên mạng, không ít người dùng rơi vào cảnh “tiền mất tật mang” khi lỡ tay mua phải hàng kém chất lượng.
Cơ quan chức năng tại TP HCM đang tiến hành xác minh thông tin phản ánh TikToker Võ Hà Linh trong quá trình livestream bán hàng có dấu hiệu giảm giá thấp bất thường, thậm chí rẻ hơn cả giá niêm yết của nhà sản xuất chính hãng.
Hai sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo và Hanayuki Sunscreen Body do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ – chồng ca sĩ Đoàn Di Băng – phân phối vừa bị Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu thu hồi và tiêu hủy do không đạt chất lượng, công thức không đúng hồ sơ công bố.
Lực lượng quản lý thị trường tại Lào Cai, Ninh Bình, Ninh Thuận liên tiếp phát hiện, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm, đồ chơi, quần áo không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Một tín hiệu tích cực vừa được phát đi từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thêm 829 vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói của Việt Nam đã chính thức được phê duyệt. Đây được xem là cú hích giúp ngành sầu riêng nước ta sớm lấy lại đà tăng trưởng.