Thu hồi hàng loạt giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Thứ tư, 21/05/2025 11:34 (GMT+7)
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra quyết định thu hồi hiệu lực giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm đối với hàng loạt thực phẩm bảo vệ sức khỏe do nhiều doanh nghiệp trên cả nước đăng ký.
Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm, quyết định được ban
hành sau quá trình rà soát những doanh nghiệp có văn bản đề nghị tự nguyện rút
hồ sơ công bố sản phẩm. Kết quả, nhiều giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đã
chính thức bị thu hồi, đồng nghĩa với việc các sản phẩm liên quan không còn được
phép sản xuất, kinh doanh hay lưu hành trên thị trường.
Cụ thể, Công ty cổ phần Công nghệ sinh phẩm
Nam Việt (địa chỉ: Lô A3-A4, Cụm công nghiệp vừa và nhỏ, xã Diên Phú, huyện
Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) bị thu hồi hiệu lực giấy công bố đối với 10 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
10 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe do Công ty cổ phần Công nghệ sinh phẩm Nam Việt thu hồi giấy đăng ký công bố sản phẩm. Nguồn: Cục An toàn thực phẩm
Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe CHOCODIET, do Công ty
TNHH Loewy Brand công bố (địa chỉ cũ: 310/40 Phạm Văn Chiêu, P.9, Q.Gò Vấp,
TP HCM), nay đã đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Staywell (địa chỉ mới:
100/46 đường số 3, P.8, Q.Gò Vấp, TP HCM), bị thu hồi giấy công bố số
3198/2021/ĐKSP ngày 9-4-2021.
Sản phẩm SADI SLIM PLUS của Công ty TNHH Thương mại và Phát
triển Hoàng Huy Organic (địa chỉ: số 6, ngõ 565 Lạc Long Quân, P.Xuân La, Q.Tây
Hồ, Hà Nội) bị thu hồi hiệu lực giấy công bố số 8397/2020/ĐKSP ngày 31-8-2020.
Theo quy định hiện hành, khi giấy tiếp nhận đăng ký bản công
bố sản phẩm bị thu hồi, doanh nghiệp không được phép tiếp tục sản xuất, kinh
doanh, quảng cáo hay lưu hành sản phẩm trên thị trường. Nếu vi phạm, sẽ bị xử
phạt nghiêm theo các quy định pháp luật hiện hành về an toàn thực phẩm. Đây là động thái cho thấy sự siết chặt kiểm soát của cơ quan chức năng nhằm lành mạnh hóa thị trường và bảo vệ người tiêu dùng.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, kéo theo cơn sốt tiêu dùng thực phẩm chức năng (TPCN), đặc biệt là hàng “xách tay”. Thế nhưng phía sau vẻ ngoài hấp dẫn và lời quảng cáo hoa mỹ là một thị trường đầy rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét buôn lậu, hàng giả; Triệt phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thuốc, thực phẩm chức năng giả; Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh bạch đậu khấu,... là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Sau thời gian âm thầm điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) – Công an TP Hà Nội đã triệt phá thành công đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả quy mô lớn, chuyên "phù phép" thuốc, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế. Đứng sau mạng lưới này là cặp vợ chồng Phạm Ngọc Tiến – Đoàn Thị Nguyệt (SN 1988), sinh sống tại khu đô thị Xa La, quận Hà Đông.
Nhiều phụ huynh bày tỏ sự phẫn nộ, cay đắng và lo lắng cho con mình, khi đã sử dụng sản phẩm sữa giả HIUP trong thời gian dài, với chi phí không hề rẻ.
Lực lượng chức năng tỉnh Sơn La vừa phát hiện xe khách tuyến Hà Nội - Điện Biên vận chuyển gần 500kg sản phẩm động vật đã bốc mùi hôi thối, không có giấy kiểm dịch, đe dọa nghiêm trọng đến an toàn thực phẩm.
Sau hàng loạt thông cáo đính chính, lên tiếng phủ nhận liên quan đến vụ sữa bột giả, Công ty ALAMA - đơn vị sở hữu bản quyền và phân phối sữa dinh dưỡng HIUP vẫn không thể thoát khỏi vòng pháp lý.
Vụ sữa bột HIUP giả gây chấn động khi Bộ Công an khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả trị giá gần 6.700 tỷ đồng. Hệ sinh thái tinh vi, quảng cáo rầm rộ, nhiều bất ngờ dần lộ diện.
Tối 19/6, TikToker Võ Hà Linh đăng tải hình ảnh thư mời tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa - phát động chương trình tích xanh trách nhiệm thương mại điện tử.
Từ loại trái cây mùa hè quen thuộc tại các chợ quê Bắc Bộ, vải thiều Việt Nam đang vươn ra thế giới với hình ảnh một “siêu trái cây nhiệt đới”, có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ – từ châu Á, châu Âu tới Mỹ và châu Úc. Không chỉ được ưa chuộng vì vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao, vải thiều Việt còn gây ấn tượng bởi mức giá “đắt xắt ra miếng” ở những thị trường khó tính nhất thế giới.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ và toàn bộ tang vật sang Công an để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, sau khi phát hiện hơn 23.000 sản phẩm yến chưng không đạt chất lượng như công bố.