Bắc Giang: Thu giữ hàng trăm sản phẩm thực phẩm nghi giả mạo xuất xứ
Thứ năm, 08/05/2025 15:36 (GMT+7)
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang vừa phát hiện một cơ sở sản xuất thực phẩm có dấu hiệu giả mạo tên, địa chỉ tổ chức sản xuất và xuất xứ hàng hóa. Hàng trăm sản phẩm như khô gà, thịt bò khô, hạt hướng dương, đậu phộng… bị thu giữ.
Ngày 8/5, theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
Bắc Giang, Đội Quản lý thị trường số 3 (thuộc Chi cục Quản lý thị trường, Sở
Công Thương tỉnh Bắc Giang) đã phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh
tiến hành kiểm tra đột xuất một hộ kinh doanh có dấu hiệu vi phạm tại địa bàn.
Cụ thể, đoàn kiểm tra đã làm việc với Hộ kinh doanh Nguyễn
Ngọc Thành, địa chỉ tại tổ dân phố Đông Lý, phường Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở này đang tổ chức sản xuất và
đóng gói nhiều loại thực phẩm có nhãn hiệu mang dấu hiệu giả mạo tên, địa chỉ tổ
chức, cá nhân sản xuất cũng như xuất xứ hàng hóa.
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng
chức năng ghi nhận số lượng lớn hàng hóa đã hoàn chỉnh, cụ thể gồm: 60 gói hạt hướng dương sạch; 35 gói đậu phộng Mix vị; 80 gói thịt bò khô nhãn hiệu
Mina Food; 120 gói kẹo
hương dâu tây ghi “đặc sản Đà Lạt”; 100 gói gà xé cay “ngon mê say”; 03 hộp khô gà cay; 03 hộp khô gà lá chanh
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn
thu giữ nguyên liệu sản xuất tại chỗ, bao gồm: 01 kg thịt bò khô;
04 kg gà xé cay; 05
kg hạt hướng dương; 16
kg đậu phộng Mix vị. Cùng
với đó là 40 vỏ hộp nhựa trong,
được dùng để đóng gói thành phẩm.
Đáng
chú ý là các sản phẩm nêu trên đều được dán nhãn, in bao bì với những thương hiệu,
địa chỉ và thông tin xuất xứ khiến người tiêu dùng dễ nhầm lẫn là hàng hóa từ
những vùng đặc sản hoặc doanh nghiệp uy tín.
Tuy nhiên, bước đầu xác minh cho thấy đây đều là sản phẩm được
đóng gói tại hộ kinh doanh Nguyễn Ngọc Thành, chưa chứng minh được nguồn gốc
nguyên liệu rõ ràng, cũng như giấy phép sử dụng tên thương hiệu ghi trên bao
bì.
Ngay sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, Đội Quản lý thị trường
số 3 đã tiến hành lập biên bản, niêm phong toàn bộ hàng hóa, nguyên liệu và bao
bì tại hiện trường.
Hiện vụ việc đã được chuyển
hồ sơ sang cơ quan điều tra (Công an tỉnh Bắc Giang) để tiếp tục xác minh, điều tra làm rõ
và xử lý theo quy định pháp luật.
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ sản xuất và kinh doanh hàng giả bị triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ tinh vi, phức tạp của hành vi vi phạm này. Đặc biệt tại Bắc Giang, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát quyết liệt và đồng bộ hơn.
Cơ sở sản xuất thực phẩm giả, giả mạo nhãn hiệu tại Lạng Giang, Bắc Giang bị phát hiện với gần 1 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc, gây lo ngại cho người tiêu dùng.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo toàn hệ thống chính quyền vào cuộc, lập đoàn kiểm tra liên ngành, mở chuyên án điều tra sâu rộng các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) giả và mỹ phẩm kém chất lượng trên địa bàn.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã chính thức đề nghị quận Cầu Giấy vào cuộc xác minh nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng thực phẩm tại quán ăn quảng cáo lòng se điếu dài 40m.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Shampoo (chai 300g) trên phạm vi toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn mỹ phẩm.