Chung tay chống hàng giả: Cảnh báo và giải pháp từ thực tiễn
Thứ hai, 28/04/2025 13:02 (GMT+7)
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ sản xuất và kinh doanh hàng giả bị triệt phá đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ tinh vi, phức tạp của hành vi vi phạm này. Đặc biệt tại Bắc Giang, hoạt động buôn bán, vận chuyển hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả vẫn âm thầm diễn ra, đòi hỏi các giải pháp kiểm soát quyết liệt và đồng bộ hơn.
Theo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc
Giang, chỉ trong vòng một tháng (từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 4/2025), lực lượng
chức năng đã xử phạt 55 vụ vi phạm, với tổng số tiền phạt, truy thu thuế và bán
thanh lý hàng hóa hơn 1,2 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong tháng 4, cơ quan chức năng
đã phát hiện một vụ sản xuất quy mô lớn thuốc bảo vệ thực vật giả tại huyện Lạng
Giang. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ lượng lớn nguyên
liệu và thành phẩm, bao gồm:
- Nguyên liệu sản xuất: 119,8 kg phẩm màu
đỏ, bột màu trắng tạo sánh, sơn màu trắng, nguyên liệu hỗn hợp; 60 lít dung dịch
màu đỏ; túi ni lông bọc chai nhựa, nắp chai nhựa…
- Tem nhãn hàng hóa: 8.100 tem nhãn thuốc
trừ cỏ, trừ bệnh, trừ sâu; 260 phiếu bảo hành; 32 kg vỏ túi ni lông in chữ nước
ngoài; 7 kg vỏ bao bì thuốc trừ sâu.
- Trang thiết bị: 18 máy móc, thiết bị
dùng để sản xuất hàng giả.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng
tiếp tục xác minh, điều tra xử lý theo quy định pháp luật.
Khu vực sản xuất hàng hóa vi phạm. (Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước)
Không chỉ sản xuất hàng giả tại chỗ, nhiều
đối tượng còn lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử để buôn bán
sản phẩm không rõ nguồn gốc trên môi trường mạng, đặc biệt ở các khu vực vùng
sâu, vùng xa – nơi công tác kiểm soát còn hạn chế.
Ông Chu Thanh Hiến, Chi cục trưởng Chi cục
Quản lý thị trường Bắc Giang, cho biết: "Chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra
tại các địa bàn khó tiếp cận, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin,
chuyển đổi số trong công tác giám sát, xử lý vi phạm trên không gian mạng".
Cuộc chiến chống hàng giả không thể chỉ dựa
vào lực lượng chức năng. Các doanh nghiệp cần chủ động bảo vệ sản phẩm chính
hãng, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng khi phát hiện vi phạm. Đồng thời,
người tiêu dùng đóng vai trò then chốt, thông qua việc nâng cao cảnh giác, tố
giác hành vi gian lận.
Thực tế cho thấy, nhiều vụ việc được phát
hiện thành công nhờ sự tố giác từ người dân. Chính vì vậy, xây dựng cộng đồng
"nói không với hàng giả" chính là yếu tố quan trọng để ngăn chặn vấn
nạn này từ gốc.
Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái đòi hỏi
sự kiên trì, quyết tâm và chung tay hành động từ mọi tầng lớp trong xã hội. Việc
chủ động nhận diện thủ đoạn, nâng cao cảnh giác và phối hợp đồng bộ chính là
chìa khóa để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, môi trường kinh doanh và sự phát
triển bền vững của nền kinh tế.
Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện và tạm giữ 1.415 túi xách gắn nhãn hiệu GUCCI có dấu hiệu giả mạo.
Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện hơn 600 sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh ở TP Thái Nguyên, trị giá gần 25 triệu đồng.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài gắn nhãn "Made in Vietnam" cho hàng xuất khẩu để "lách" thuế, uy tín hàng Việt trên thị trường quốc tế. Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường siết chặt kiểm tra tại các điểm nóng.
Lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa thu giữ 17.500 sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng, toàn bộ hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Sáng 28/4, giá vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn. Giá vàng nhẫn điều chỉnh xuống 1,5 triệu đồng/lượng tại nhiều doanh nghiệp lớn. Chênh lệch mua bán vẫn duy trì ở mức cao.
Phí sàn thương mại điện tử (TMĐT) tăng mạnh khiến hàng nghìn nhà bán nhỏ “ngộp thở”. Nhiều người tính rời sàn, lập website riêng hay quay về Facebook, Zalo. Thị trường TMĐT bước vào cuộc thanh lọc khốc liệt giữa lúc luật còn nhiều khoảng trống.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về việc một số website đang quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bổ sung Chitose vi phạm quy định, thổi phồng công dụng và gây nhầm lẫn như thuốc chữa bệnh.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 212.000 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như vitamin, collagen, glucosamin... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện và tạm giữ 1.415 túi xách gắn nhãn hiệu GUCCI có dấu hiệu giả mạo.