Hà Nội lập đoàn liên ngành kiểm tra sữa, thuốc và TPCN
Thứ năm, 08/05/2025 13:11 (GMT+7)
UBND TP Hà Nội chỉ đạo toàn hệ thống chính quyền vào cuộc, lập đoàn kiểm tra liên ngành, mở chuyên án điều tra sâu rộng các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) giả và mỹ phẩm kém chất lượng trên địa bàn.
Trước làn sóng hàng giả, hàng nhái tràn lan và gây hậu quả
nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng, UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn chỉ đạo
quyết liệt toàn hệ thống chính quyền vào cuộc, lập đoàn kiểm tra liên ngành, mở
chuyên án điều tra sâu rộng các hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả,
sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) giả và mỹ phẩm kém chất lượng trên địa bàn.
Bộ Công an triệt phá đường dây sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, nhắm vào đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, bệnh thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai.
Theo chỉ đạo mới nhất của UBND TP Hà Nội, hai cơ
quan đầu mối là Sở Công Thương và Sở Y tế sẽ chủ trì thành lập các đoàn kiểm
tra liên ngành để rà soát hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông các mặt
hàng có nguy cơ làm giả cao như sữa, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh và mỹ
phẩm.
Sở Công Thương chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất,
kinh doanh sữa, thực phẩm chức năng, sản phẩm dinh dưỡng. Đồng thời, phối hợp với
Ban Chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát tại hệ thống đại
lý, siêu thị, kênh phân phối và đặc biệt là sàn thương mại điện tử - nơi hàng
giả đang lợi dụng kẽ hở để len lỏi.
Sở Y tế chủ trì đoàn kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất,
buôn bán thuốc, đồng thời tổng rà soát việc chấp hành pháp luật về dược, xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm. Cơ quan này cũng được giao phối hợp rà soát những bất
cập pháp lý liên quan đến việc quản lý các mặt hàng nhạy cảm, đồng thời tăng cường
giám sát hoạt động sản xuất và quảng cáo mỹ phẩm.
Đáng chú ý, UBND TP yêu cầu Công an TP Hà Nội tổ chức các
chuyên án điều tra quy mô lớn, khẩn trương điều tra các vụ việc đã phát hiện, xử
lý nghiêm những tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất và buôn bán thuốc, sữa
và TPCN giả. Công an các quận, huyện phải nắm bắt sát sao tình hình, không để lọt
các đối tượng vi phạm, đảm bảo an toàn sức khỏe và quyền lợi hợp pháp của người
dân.
Trước thực trạng hàng loạt sản phẩm kém chất lượng được quảng
cáo tràn lan trên báo chí, mạng xã hội và xuất bản phẩm, Sở Văn hóa và Thể thao
Hà Nội được giao chủ trì kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về quảng cáo liên
quan đến thuốc, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Các đơn vị liên ngành cũng được yêu cầu rà soát chặt chẽ nội
dung quảng cáo sai sự thật, vi phạm Luật Quảng cáo, đồng thời nâng cao trách
nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực truyền thông.
UBND các quận, huyện, thị xã sẽ đồng loạt tổ chức đợt cao điểm
kiểm tra và tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và cơ sở kinh doanh
về các quy định pháp luật liên quan đến sản xuất, buôn bán dược phẩm và thực phẩm
bảo vệ sức khỏe.
Trước đó, nhiều
vụ việc nghiêm trọng liên quan đến thuốc và thực phẩm giả liên tục bị phát hiện
trên cả nước. Tại Phú
Thọ, lực lượng chức năng phát hiện kho hàng khủng do Công ty TNHH Famimoto Việt
Nam quản lý, chứa hơn 71.000 lít dầu ăn, 40 tấn mì chính, 22 tấn hạt nêm...
nghi làm giả.
Tháng 4 tại Thanh Hóa, triệt phá đường dây thuốc tân dược giả
quy mô 10 tấn, với doanh thu bất chính gần 200 tỷ đồng.
Trước đó, Bộ Công an phát hiện đường dây sữa bột giả với 573
nhãn hiệu, nhắm vào đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, bệnh thận, trẻ
sinh non và phụ nữ mang thai. Nhiều sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn
70% so với tiêu chuẩn công bố.
Liên quan đến loạt vụ việc sữa giả, thuốc giả gây chấn động dư luận, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục phát hiện hai sản phẩm từ vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech thực hiện. Hai sản phẩm bị xác định là hàng giả gồm MEDI KID CALCIUM K2 và Ăn ngon BABY SHARK.
Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm tra thực phẩm, sữa giả và sản phẩm kém chất lượng, tăng cường xử lý quảng cáo sai sự thật, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến sản phẩm giả mạo, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát sản phẩm và hoạt động quảng cáo.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã chính thức đề nghị quận Cầu Giấy vào cuộc xác minh nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng thực phẩm tại quán ăn quảng cáo lòng se điếu dài 40m.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Shampoo (chai 300g) trên phạm vi toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn mỹ phẩm.
Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định xử phạt hành chính 20,75 triệu đồng đối với chủ một bè nổi trên vịnh Nha Trang vì có 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống.