TP HCM triển khai hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
Thứ ba, 18/03/2025 20:15 (GMT+7)
UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn thành phố năm 2025.
Kế hoạch này nhằm chuẩn hóa phương thức thực hiện, nâng cao hiệu quả quản
lý và đảm bảo kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa
quốc gia.
Truy xuất nguồn gốc trứng gia cầm tại chợ Bến Thành. Ảnh: thanhuytphcm.vn
TP
HCM sẽ rà soát, hệ thống hóa các văn bản
pháp luật liên quan để công bố danh mục quy định còn hiệu lực, giúp quá trình
triển khai đồng bộ và hiệu quả. Đồng thời, thành phố sẽ xây dựng tài liệu hướng
dẫn về mô hình truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm thuộc danh mục ưu tiên, nhằm
đảm bảo thực hiện thống nhất trên toàn địa bàn.
Thành
phố sẽ triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ, giới thiệu
và quảng bá sản phẩm cho các đơn vị tham gia hệ thống truy xuất nguồn gốc. Đặc
biệt, sẽ tập trung vào lĩnh vực nông sản, thủy sản, thực phẩm và các mặt hàng
thuộc thẩm quyền quản lý. Việc liên kết với các tỉnh, thành để tiêu thụ sản phẩm
đã thực hiện truy xuất nguồn gốc cũng được chú trọng.
Các
doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đơn vị cung cấp giải pháp sẽ được
hướng dẫn về tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, các quy định quốc gia, cũng như mô
hình triển khai. Các chương trình tập huấn này sẽ giúp nâng cao nhận thức và kỹ
năng thực hiện truy xuất nguồn gốc cho các bên liên quan.
TP
HCM sẽ cập nhật danh mục sản phẩm ưu
tiên triển khai truy xuất nguồn gốc để các cơ quan quản lý và doanh nghiệp có định
hướng rõ ràng trong quá trình thực hiện.
Thành
phố sẽ đặt hàng nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ nhằm nâng cao hiệu
quả truy xuất nguồn gốc, đảm bảo hệ thống hoạt động khoa học và khả năng kết nối
với hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia.
Thành
phố sẽ hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về việc kết nối và
chia sẻ dữ liệu với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc
gia, tạo sự liên kết chặt chẽ trong quản lý và giám sát nguồn gốc sản phẩm.
Ngày 14/3, tại Trung tâm Thương mại AEON MALL Hải Phòng, quận Lê Chân đã diễn ra lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025. Sự kiện thu hút hàng trăm doanh nghiệp, tổ chức và đại biểu tham gia, nhằm tôn vinh vai trò quan trọng của người tiêu dùng trong nền kinh tế.
Ngày Quyền của Người tiêu dùng (NTD) Việt Nam (15/3) năm nay, Bộ Công Thương tiếp tục lựa chọn chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng an toàn” nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc minh bạch thông tin đối với xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh.
Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC) vừa công bố danh sách 562 doanh nghiệp chính thức đạt chứng nhận HVNCLC 2025 do người tiêu dùng bình chọn.
Sau nhiều ngày đối mặt với làn sóng tẩy chay dữ dội vì ứng dụng hiển thị hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp, cửa hàng đầu tiên của Chagee tại Việt Nam đã lặng lẽ tháo dỡ biển hiệu tại mặt bằng đắc địa trên phố Đồng Khởi, Quận 1, TP HCM.
Hạt gắn mác "sâm Ngọc Linh" rao bán trên chợ mạng giá dao động từ 1,2 triệu đến 2,5 triệu đồng/kg, rẻ hơn nhiều so với năm 2024 gây tranh cãi về nguồn gốc và chất lượng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương chính thức trao biên bản bàn giao Cục Quản lý thị trường từ Bộ này về UBND các tỉnh, thành phố theo tinh thần chỉ đạo tại Nghị quyết số 18 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Bộ Y tế sẽ tăng cường hậu kiểm để nâng cao chất lượng, kiểm soát công dụng, đảm bảo đúng bản chất sản phẩm thực phẩm chức năng, tránh quảng cáo quá mức.