Ngày 15/3 không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam mà còn là ngày cả thế giới lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình.
Ngày Quyền của người tiêu
dùng tại Việt
Nam
Ngày 10/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
1035/QĐ-TTg, chính thức công nhận ngày 15/3 hàng năm là Ngày Quyền của Người
Tiêu Dùng Việt Nam.
Quyết định này nhằm khẳng định vai trò quan trọng của công
tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời nâng cao nhận thức của cộng đồng về quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia
hoạt động mua sắm, tiêu dùng.
Ngày 15/3 không chỉ là một cột mốc quan trọng đối với người tiêu dùng Việt Nam mà còn là ngày cả thế giới lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Ảnh: Xuân Đoàn
Trước đó, từ năm 2011 đến 2015, nhiều hoạt động thiết thực
đã được triển khai để thúc đẩy quyền lợi người tiêu dùng:
Năm 2011 - 2012: Tổ chức 5 hội thảo lớn nhân Ngày Quyền của
Người Tiêu Dùng Thế Giới tại Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Bình Dương;
thành lập trung tâm tư vấn, giải quyết khiếu nại tại Cục Quản lý Cạnh tranh.
Năm 2012: 42/63 tỉnh, thành hưởng ứng sự kiện bằng các hoạt
động tuyên truyền như treo biểu ngữ, tổ chức mít-tinh, hội thảo (gấp đôi so với
năm 2011).
Năm 2013: 55/59 tỉnh, thành tham gia, tăng 13 địa phương so
với năm trước.
Năm 2014: Các kênh truyền thông lớn như VTV, HTV, Đài Tiếng
nói Việt Nam đẩy mạnh tuyên truyền. 55/63 tỉnh, thành phố tổ chức nhiều hoạt động
ý nghĩa.
Năm 2015: Ngày 6/3, Bộ Công Thương công bố tổng đài tư vấn,
hỗ trợ người tiêu dùng 1800-6838 nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên toàn quốc.
Lịch sử Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới
Ngày 15/3/1962, cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy lần đầu
tiên đề cập đến quyền của người tiêu dùng trong một bài phát biểu tại Quốc hội
Mỹ. Ông nhấn mạnh:
"Người tiêu dùng bao gồm tất cả chúng ta. Họ là nhóm
đông đảo nhất trong nền kinh tế, nhưng ý kiến của họ lại thường không được lắng
nghe."
Từ bài phát biểu này, bốn quyền cơ bản của người tiêu dùng
được xác định:
Quyền được an toàn - Hàng hóa, dịch vụ không gây hại cho người
tiêu dùng.
Quyền được cung cấp thông tin - Người tiêu dùng có quyền được
nhận thông tin chính xác, minh bạch để đưa ra quyết định đúng đắn.
Quyền được lựa chọn - Tự do mua sắm, lựa chọn hàng hóa, dịch
vụ phù hợp.
Quyền được lắng nghe và khiếu nại - Phản hồi, khiếu nại của
người tiêu dùng phải được xem xét và giải quyết công bằng.
Năm 1985, Liên Hợp Quốc (UN) mở rộng quyền lợi này lên thành
8 quyền cơ bản của người tiêu dùng trong tài liệu “Hướng dẫn của Liên Hợp Quốc
về Bảo vệ Người Tiêu Dùng”.
Tiếp đó, Tổ chức Người Tiêu
Dùng Quốc Tế (Consumer International - CI) chính thức chọn ngày 15/3 là Ngày
Quyền của Người Tiêu Dùng Thế Giới. Mỗi năm, CI đưa ra một chủ đề khác nhau nhằm
nâng cao nhận thức về các vấn đề tiêu dùng toàn cầu, chẳng hạn như: “Xây dựng một thế giới kỹ thuật số an
toàn cho người tiêu dùng”; “Sản
phẩm thông minh đáng tin cậy”;
“Tiêu dùng bền vững”; “Tác
động của tiêu dùng đến môi trường và biến đổi khí hậu”
Việc công nhận và tổ chức Ngày Quyền của Người Tiêu Dùng
không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng mà còn tạo động lực cho doanh
nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, góp phần xây dựng một thị trường
minh bạch, công bằng và phát triển bền vững.
Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro về hàng giả, chất lượng kém, thiếu minh bạch. Để bảo vệ người tiêu dùng, cần có giải pháp từ cơ quan quản lý, doanh nghiệp và chính người mua, hướng tới một thị trường minh bạch, bền vững.
Hàng trăm khách hàng mất tiền vì tour du lịch "ảo", thực phẩm hữu cơ bị tố kém chất lượng, thương mại điện tử tràn lan lừa đảo. Những vụ việc này cho thấy quyền lợi người tiêu dùng liên tục bị xâm hại. Các chuyên gia đề xuất tăng cường xử lý vi phạm và đẩy mạnh sự vào cuộc của cơ quan chức năng.
Nhận hàng chục cuộc gọi mời chào mỗi ngày, bị rò rỉ thông tin cá nhân mà không rõ nguyên do... nhiều người tiêu dùng đang trở thành nạn nhân của tình trạng quấy rối và lạm dụng dữ liệu. Vậy pháp luật xử lý ra sao và người tiêu dùng cần làm gì để tự bảo vệ mình?
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, chưa phát hiện thuốc giả trong bệnh viện công lập do không đủ giấy tờ giấy tờ, chứng từ để tham gia đấu thầu, chủ yếu bán qua mạng và kênh bán lẻ.
Lực lượng QLTT Hà Nội phát hiện kho hàng chứa hơn 14.000 sản phẩm dệt kim nghi giả mạo thương hiệu lớn như Adidas, Nike, MLB tại xã La Phù, huyện Hoài Đức.
Mới đây, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã ra quân triển khai kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống trong khuôn khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025.
Sữa Hikid bị yêu cầu kiểm tra vì quảng cáo sai quy định như “số 1 chiều cao”, "100g Hikid bằng 20 lít sữa tươi". Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, thổi phồng sản phẩm sữa Hikid.