Tiêu hủy 116kg thịt lợn không rõ nguồn gốc trong vùng dịch tả châu Phi
Thứ hai, 12/05/2025 15:11 (GMT+7)
Ngày 12/5/2025, tại thị trấn Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh), Đoàn kiểm tra liên ngành huyện đã phát hiện và thu giữ 116kg thịt lợn không rõ nguồn gốc, không có dấu kiểm dịch thú y, được bày bán ngay giữa khu vực đang có dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Theo thông tin từ Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác quản
lý, kiểm soát giết mổ, vận chuyển và kinh doanh sản phẩm gia súc huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), vào hồi 7h52 sáng
12/5, lực lượng chức năng phát hiện ông Lê Văn Hùng (trú tại thôn Hồng Tân, xã
Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đang bày bán thịt lợn trước khu vực trụ
sở Bưu điện huyện, thuộc TDP 5, thị trấn Đức Thọ (tỉnh Hà Tĩnh).
Qua kiểm tra, ông Hùng không xuất trình được bất kỳ giấy tờ
nào chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của lô hàng, cũng như không có dấu
kiểm dịch của cơ quan thú y tại nơi giết mổ. Tổng số thịt lợn được ông Hùng
mang ra kinh doanh là 116kg.
116 kg thịt lợn được ông Lê Văn Hùng, có hộ khẩu thường trú tại thôn Hồng Tân, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn(Nghệ An) đang bày bán trước địa phận cơ quan Bưu điện huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh), thuộc TDP5 -Thị trấn Đức Thọ. Ảnh: Cổng thông tin điện tử huyện Đức Thọ
Đáng chú ý, toàn bộ hoạt động vận chuyển và bày bán nói trên
diễn ra tại khu vực đang nằm trong vùng có dịch tả lợn châu Phi. Theo quy định
hiện hành, việc đưa sản phẩm gia súc từ ngoài vào vùng dịch nếu không qua giết
mổ tập trung, không có kiểm dịch đầy đủ là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định
về an toàn thực phẩm và phòng chống dịch.
Ngay sau đó, lực lượng chức năng đã tiến hành lập biên bản
vi phạm hành chính, bàn giao vụ việc cho UBND thị trấn Đức Thọ tiếp tục xử lý
theo thẩm quyền. Đồng thời, toàn bộ số thịt lợn vi phạm đã được thu giữ, lấy mẫu
kiểm nghiệm chất lượng và tiêu hủy theo quy định.
Đại diện Đoàn liên ngành huyện cho biết, trong thời gian tới,
các tổ công tác sẽ liên tục kiểm tra đột xuất tại các chợ, cơ sở kinh doanh, cửa
hàng bán thịt gia súc… nhằm ngăn chặn kịp thời các nguồn lây lan dịch bệnh, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân.
Cơ quan Công an Đồng Nai vừa triệt phá đường dây chế biến hơn 4 tấn thịt lợn bệnh, lợn chết, cung cấp cho các suất ăn công nghiệp. Thịt thối, nhiễm dịch tả lợn châu Phi bị tuồn ra thị trường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ hơn 7 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tại một kho đông lạnh quy mô lớn thuộc địa bàn huyện Thanh Trì.
Ngày 11/6, tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định xử phạt hành chính 105 triệu đồng đối với ba cửa hàng thuộc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam do hoạt động kinh doanh thực phẩm khi chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm còn hiệu lực.
Lực lượng Quản lý thị trường TP Hà Nội vừa phát hiện và tạm giữ gần 400 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc tại cửa hàng Tinna Lê Make Up trên phố Hàng Cá, quận Hoàn Kiếm.
Lực lượng Quản lý thị trường tại Ninh Bình và Ninh Thuận vừa liên tiếp phát hiện, xử lý các vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến kinh doanh hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc và giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng, với tổng trị giá hàng vi phạm gần 400 triệu đồng.
Ngày 11/6, Đội Quản lý thị trường số 5 (Chi cục QLTT tỉnh Kiên Giang) cho biết, đã kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại xã Đông Hòa, huyện An Minh và phát hiện dấu hiệu sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ với tang vật trị giá gần 80 triệu đồng.
Ngày 11/6, Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang cho biết, liên tiếp trong các ngày đầu tháng 6/2025, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã phát hiện và xử lý hàng loạt vụ vi phạm liên quan đến kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc xuất xứ tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
Là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhân Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và hưởng ứng “Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá” diễn ra trong tháng 5 tại Việt Nam, ông Dương Đình Giám - Chủ tịch VICOPRO chia sẻ nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá, đặc biệt trong giới trẻ.
Gần 3.500 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu đã bị lực lượng Quản lý thị trường tạm giữ tại 4 cơ sở kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Các hành vi vi phạm bị xử phạt dự kiến hơn 300 triệu đồng.