Mỡ lợn đen có gì mà đắt ngang thịt bò?
Với giá khá cao từ 120.000 đồng tới 220.000 đồng/cân tùy loại, mỡ lợn đen vẫn được nhiều người săn đón tìm mua.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Cơ quan Công an Đồng Nai vừa triệt phá đường dây chế biến hơn 4 tấn thịt lợn bệnh, lợn chết, cung cấp cho các suất ăn công nghiệp. Thịt thối, nhiễm dịch tả lợn châu Phi bị tuồn ra thị trường, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Lê Văn Tiến (40 tuổi, ngụ xã Bình Minh, huyện Trảng Bom) và Trần Vũ Lâm (25 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc); đồng thời cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Hồ Thanh Diệu (35 tuổi, vợ của Tiến) để điều tra về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm".
Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Trạm Thú y huyện Trảng Bom bất ngờ kiểm tra cơ sở giết mổ động vật trái phép do Lê Văn Tiến làm chủ tại ấp Tân Bắc (xã Bình Minh, huyện Trảng Bom). Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một xe tải chứa 2.460kg thịt lợn; hai tủ cấp đông chứa 605kg thịt lợn; năm thùng xốp chứa 1.189kg thịt lợn.
Tổng cộng thu giữ 4.254kg thịt lợn đã pha lóc thành phẩm. Toàn bộ số thịt đều trong tình trạng biến đổi màu sắc, bốc mùi hôi thối nồng nặc, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, cũng như giấy chứng nhận kiểm dịch.
Làm việc với cơ quan công an, vợ chồng Lê Văn Tiến khai nhận số thịt lợn trên được thu mua từ Trần Vũ Lâm và một số hộ chăn nuôi lân cận tại huyện Trảng Bom. Số lợn này chủ yếu là lợn chết, lợn bệnh.
Sau khi thu gom, Tiến cho nhân công pha lóc thịt, phân loại rồi cung cấp cho các cơ sở sản xuất giò chả, nem nướng tại tỉnh Bình Dương; các quán ăn bình dân, công ty suất ăn công nghiệp tại Đồng Nai và Bình Dương. Giá bán trung bình chỉ khoảng 30.000 đồng/kg, thấp hơn nhiều so với thị trường thịt sạch.
Kết quả giám định cho thấy, số thịt lợn thu giữ dương tính với mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi, một loại virus nguy hiểm, có thể gây tử vong hàng loạt cho đàn lợn và tiềm ẩn rủi ro lây lan bệnh dịch.
Theo điều tra, Tiến thuê lại thửa đất tại ấp Tân Bắc từ tháng 7/2024 với mục đích ban đầu là nuôi cá. Tuy nhiên, sau đó, đối tượng đã biến nơi đây thành điểm thu gom, giết mổ lợn bệnh, lợn chết.
Tiến tổ chức một quy trình khép kín, như sau: Thuê tài xế (tên Sơn) đi thu gom lợn chết; Tuyển bốn người khác là Toán, Huy, Đức, Ngân làm nhiệm vụ pha lóc, phân loại thịt. Thịt sau pha lóc được cho vào khay nhựa, đóng gói, cấp đông hoặc chất lên xe tải vận chuyển đi tiêu thụ.
Nhân viên của Tiến khai nhận từng hai lần cùng tài xế Sơn vận chuyển thịt lợn. Một lần giao 700kg thịt cho cơ sở làm lạp xưởng ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Một lần giao 500kg cho một quán ăn tại Bình Dương. Quá trình này diễn ra thường xuyên trong thời gian dài, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo cơ quan điều tra, hành vi của nhóm đối tượng không chỉ vi phạm nghiêm trọng quy định về an toàn thực phẩm, mà còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hiện Công an tỉnh Đồng Nai đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ đường dây tiêu thụ thịt lợn bệnh liên tỉnh và các đối tượng liên quan, đồng thời củng cố hồ sơ để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.