Tiểu thương chỉ cách phân biệt sầu riêng chín tự nhiên và 'tắm' hóa chất
Thứ năm, 08/05/2025 07:05 (GMT+7)
Để nhận biết sầu riêng ngon bị nhúng thuốc, người tiêu dùng cần lưu ý phần cuống, bề mặt, hình dáng quả cũng như mùi hương của trái.
Dù vào mùa sầu riêng, người mua vẫn băn khoăn khi không thể phân biệt được đâu là sầu riêng chín tự nhiên và đâu là trái bị ép chín bằng hóa chất. Trong khi người tiêu dùng ngày càng cảnh giác thì một bộ phận tiểu thương vẫn tiếp tục dùng thủ thuật ngâm thuốc vì lợi nhuận.
Tại chợ Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, chị Trần Thị Hoa - tiểu thương chuyên bán sầu riêng chia sẻ: "Hàng tôi bán toàn
là sầu rụng, chín cây, không thuốc. Nhưng khách vẫn nghi ngờ vì họ từng bị mua
nhầm hàng ngâm. Bề ngoài thì trái nào cũng đẹp như nhau, chỉ khi ăn mới thấy
khác biệt", chị Hoa nói.
Cùng quan điểm, anh Nguyễn Văn Sơn - chủ một
vựa thu mua sầu riêng tại Đắk Nông cho biết: “Nhiều trái khi rụng tự nhiên
thì chỉ bảo quản được 2-3 ngày là hỏng. Vì vậy, một số nơi hái non rồi ngâm thuốc
để vận chuyển xa. Cái khó là nếu không làm nghề thì khó mà phân biệt được”.
Cuối tháng 4, sầu riêng bắt đầu vào mùa. Ảnh Công Thành
Từ phía người tiêu dùng, chị Phan Bích Thủy
(quận Ba Đình) chia sẻ trải nghiệm: “Tôi từng mua sầu riêng có mùi thơm
nhẹ nhưng khi tách ra thì múi cứng, ăn nhạt, không béo, có vị hơi đắng. Sau khi tìm hiều mới biết
đó là hàng bị ép chín bằng thuốc”.
Ngược lại, anh Lê Minh Trí một "tín
đồ sầu riêng" ở Hà Nội khẳng định: “Sầu ngon phải có mùi thơm nức,
chưa bổ đã nghe thấy. Múi mềm dẻo, vàng óng, ăn ngọt thanh chứ không gắt. Tôi
đi chợ thường chọn cuống còn ướt, gai cứng và đều, vì là một tín đồ lâu năm nên tôi cũng tìm hiểu nhiều cách để chọn được sầu chín cây, từ ngày có kinh nghiệm tôi lại càng mê món này hơn”, anh Trí nói.
Nhận biết sầu riêng chín cây và sầu riêng nhúng thuốc
Theo kinh nghiệm của nhiều tiểu thương, để phân biệt sầu riêng chín cây và sầu riêng ngâm thuốc, người tiêu dùng cần ghi nhớ 5 dấu hiệu quan trọng. Trước tiên, hãy nhận biết qua cuống và gai sầu riêng. Sầu riêng chín cây khi ấn nhẹ vào cuống sẽ có cảm giác ẩm ướt, thậm chí chảy mủ, trong khi phần gai tươi, cứng cáp và có màu sắc sáng. Ngược lại, sầu riêng bị ép chín bằng thuốc thường có cuống khô, ráp, không chảy nhựa; phần gai thâm sạm, dễ gãy, thối hoặc bầm dập do bị hái khi còn xanh.
Quan sát bề mặt quả cũng giúp người mua sớm nhận diện. Với những quả sầu riêng đã nứt vỏ, khi ấn nhẹ vào phần thịt bên trong, nếu cảm thấy không mềm, màu sắc nhợt nhạt và tay dính màu vàng như thuốc nhuộm, đó rất có thể là sầu riêng ngâm hóa chất. Trong khi đó, sầu riêng chín tự nhiên sẽ có thịt quả mềm dẻo, óng ánh, không dính màu. Đối với những quả còn nguyên vỏ, nếu bề mặt có lớp bột vàng hoặc cam bám trên vỏ và cuống, khả năng cao đó là dư lượng hóa chất còn sót lại.
Một dấu hiệu khác để phân biệt là dựa vào múi sầu riêng. Sầu riêng chín cây có múi dễ tách, bề mặt bóng và ráo, khi bóc tách tự động rời khỏi vỏ, vị ngọt thanh, tự nhiên, không bị gắt. Ngược lại, sầu riêng ngâm thuốc thường khó tách do chưa đủ độ chín, thịt sượng cứng, múi có màu vàng nhợt nhạt, đôi khi còn gặp tình trạng múi sượng trắng. Tuy nhiên, hiện nay với công nghệ tẩm ướp tinh vi, nhiều quả sầu riêng ngâm thuốc cũng có bề ngoài khá bắt mắt, khiến việc phân biệt trở nên khó khăn hơn.
Ngoài ra, mùi hương cũng là yếu tố then chốt. Sầu riêng chín tự nhiên có mùi thơm nồng đặc trưng, lan tỏa ở khoảng cách xa, trong khi sầu riêng ngâm thuốc thường chỉ thơm thoang thoảng, phải dùng tay vỗ vào quả mới cảm nhận được mùi.
Cuối cùng, người tiêu dùng cần lưu ý đến hình dáng quả. Những quả sầu riêng chín cây, già tự nhiên thường có eo quả phình đều, vỏ ngoài hơi nứt nhẹ và tỏa hương thơm đặc trưng. Tránh chọn những quả tròn đều như bóng bầu dục, không phân chia rõ múi, bởi đó thường là quả non, chưa đủ độ già, dễ bị ngâm thuốc để thúc chín.
Sầu riêng bị ép chín bằng thuốc sẽ có phần cuống khô, ấn vào thấy ráp, không có nhựa chảy ra. Vì được hái lúc trái còn xanh nên phần gai bị thâm, sậm màu, thậm chí còn bị gãy, thối, bầm dập. Ảnh Công Thành
Điều gì xảy ra nếu ăn phải sầu riêng ngâm hóa chất?
Về tác hại khi ăn phải sầu
riêng bị ngâm hóa chất để kích chín, Đại tá, bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Đinh Thanh Bình, nguyên Chủ nhiệm khoa
Nội tổng hợp, Bệnh viện 354 cảnh báo, nhiều cơ sở hiện sử dụng chất Ethylen
(C₂H₄) - một hợp chất có trong phân bón lá để nhúng trái sầu riêng, ép chín. Về
bản chất, Ethylen giúp phá vỡ cấu trúc tinh bột, làm chín đều và tạo vị ngọt
nhân tạo cho múi sầu.
Tuy nhiên, ông Bình cho biết thêm: “Ethylen ở dạng
khí nếu dùng sai liều lượng, đặc biệt khi pha đặc hoặc kết hợp thêm các dung dịch
tăng lực (như bò húc, Number 1…) có thể gây tổn thương thực quản, ảnh hưởng
tiêu hóa, gan và thận nếu tích tụ lâu dài”.
Một số tiểu thương tiết lộ, chỉ cần một
chai thuốc phân bón 500 ml pha với 40 lít nước là đủ để xử lý cả trăm trái. Khi nhúng, thuốc thẩm thấu qua vỏ, khiến múi chín đều, có mùi thơm nhẹ
nhưng thực chất là mùi hóa học. Tâm lý người Việt
thường thích quả to, đẹp mã, gai đều. Nhưng theo người có kinh nghiệm, sầu
riêng chín cây thường không bóng bẩy những quả không quá tròn, vỏ hơi xấu, thậm
chí nứt vỏ, lại là quả ngon nhất.
Nhiều sạp bán hiện nay ghi rõ “Sầu riêng rụng
- không nhúng thuốc” như một cam kết minh bạch để lấy lòng khách. Nhưng hơn cả,
người tiêu dùng nên tự trang bị kiến thức, tránh mua ở những điểm không rõ nguồn
gốc.
Chỉ trong thời gian ngắn, giống mít ruột đỏ Indonesia đã nhanh chóng "gây sốt" tại các chợ dân sinh và sàn thương mại điện tử. Với hương vị đặc biệt, màu sắc bắt mắt, loại trái cây này đang được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, sẵn sàng chi tiền gấp đôi, gấp ba so với mít Thái.
Dù đang trong thời điểm trái mùa, sầu riêng vẫn là loại trái cây được người tiêu dùng tại Hà Nội ưa chuộng nhờ chất lượng ổn định múi dày, hạt lép và mùi thơm béo ngậy.
Sầu riêng - nguồn thu nhập chính của nhiều nông dân Việt Nam đang đối mặt với những thách thức từ biến đổi khí hậu, thị trường và yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hà Nội đã chính thức đề nghị quận Cầu Giấy vào cuộc xác minh nguồn gốc, xuất xứ mặt hàng thực phẩm tại quán ăn quảng cáo lòng se điếu dài 40m.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa ban hành văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Shampoo (chai 300g) trên phạm vi toàn quốc do vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn mỹ phẩm.
Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa đã ra quyết định xử phạt hành chính 20,75 triệu đồng đối với chủ một bè nổi trên vịnh Nha Trang vì có 3 hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Liên quan đến loạt vụ việc sữa giả, thuốc giả gây chấn động dư luận, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục phát hiện hai sản phẩm từ vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech thực hiện. Hai sản phẩm bị xác định là hàng giả gồm MEDI KID CALCIUM K2 và Ăn ngon BABY SHARK.