3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).
Qua các vụ vi phạm, có thể thấy hàng giả, kém chất lượng
không chỉ do chủ quan người bán, người kinh doanh gian dối, người quảng cáo sai
sự thật mà còn có sự tiếp tay của người dùng với nhiều nguyên nhân: Còn quá “dễ
dãi” hay vì niềm tin vào “mác” người nổi tiếng hay chưa thật quan tâm đến vấn nạn hàng giả?
Ở bất kỳ thị trường nào, hàng giả không thể phát triển nếu
không có người mua. Giày Nike 250.000 đồng, túi Chanel 300.000 đồng, nước hoa
Dior 1 đổi 1 không cần hóa đơn - những lời mời gọi như thế vẫn nhan nhản trên mạng
xã hội và vẫn có khách “chốt đơn” hằng ngày. Điều đáng nói là nhiều người biết
rõ đó là hàng nhái nhưng vẫn mua vì lý do đơn giản: “Rẻ, dùng tạm cũng được”.
Có cung ắt có cầu.
Có người quảng bá, thậm chí còn có hệ thống đánh giá, livestream bán hàng như
hàng thật thì hàng giả vẫn tràn lan, vẫn ồ ạt đổ về thị trường là dễ hiểu và
đương nhiên.
Ông Phan Minh Thông - Sáng lập thương
hiệu K Coffee suốt 8 năm chỉ đi theo con đường cà phê nguyên chất, hương vị tự
nhiên, cảnh báo: “Trong khi giá cà phê tại nhà máy 235.000 đồng/kg, tại sao thị
trường chỉ 130.000 đồng?”, “Một cửa hàng cà phê cách nhà máy rang xay cà phê
3km nhưng vẫn ngửi thấy mùi cà phê thì đó là mùi hóa chất chứ không thể là
hương cà phê tự nhiên”. Ấy vậy mà, ly cà phê 10.000-13.000 đồng vẫn có người
mua. Vì tin, vì không biết kém chất lượng hay vì giá rẻ thì cứ uống?
Không chỉ cà phê, tại Trung tâm mua sắm Saigon Square, nơi
được gọi là “thiên đường hàng hiệu fake” tại TP HCM vừa qua cũng ngập tràn hàng
ngàn sản phẩm giả gồm quần áo, túi, kính, đồng hồ gắn nhãn hiệu xa xỉ như
Rolex, Patek Philippe, Louis Vuiton, Gucci, Dior, Chanel, Hermès… Điều đáng nói
là phần lớn khách hàng dù hiểu rõ họ mua đồ giả nhưng vẫn thích mua, chỉ
vì... bỏ ra số tiền bằng một phần nhỏ
giá hàng thật nhưng lại sở hữu một sản phẩm mà nhìn bằng mắt thường vẫn “được
xem” là hàng xa xỉ.
Hàng giả, nhái không
chỉ xuất hiện ở chợ, siêu thị hay cửa hàng nhỏ lẻ mà đang “thống lĩnh” ngay
trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Ông Nguyễn Ngọc Dũng - Chủ tịch Hiệp hội
TMĐT Việt Nam công bố con số gây sốc: “Nếu thanh tra nghiêm túc thì chỉ còn lại
2% hàng thật vì hàng giả hàng nhái đã gần như chiếm lĩnh toàn bộ sàn
TMĐT”.
Giám đốc điều hành Công ty Thời trang
và mỹ phẩm Duy Anh (DAFC) Nguyễn Thuận Đạt cũng bức xúc chia sẻ: “Trên các nền
tảng TMĐT, mạng xã hội, hàng nhái những thương hiệu xa xỉ được rao bán với giá
chỉ bằng 10-30% giá trị thật, dẫn đến doanh thu hàng chính hãng thất thu nặng nề.
Dù sau đợt cao điểm,
Chính phủ vẫn chỉ đạo tiếp tục kiểm tra và quyết liệt triệt phá hàng giả nhưng vẫn còn nhiều vấn đề
đặt ra. Ngày 18/6, tại phiên thảo luận kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hồ Thị Minh (đoàn Quảng
Trị) chia sẻ bên lề, cho rằng: “Việc triển khai chính quyền địa phương hai cấp
hoạt động từ ngày 1/7 dù đã có phân cấp, phân quyền, đã quy định rất rõ trách
nhiệm của địa phương nhưng cần có quy định trách nhiệm rõ ràng. Nếu một lãnh đạo
địa phương không kiểm soát được các doanh nghiệp sản xuất hàng giả trên địa bàn
mình quản lý, để đến khi cơ quan chức năng vào cuộc mới phát hiện thì theo tôi,
người đứng đầu đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cũng chia sẻ:
“Sắp tới, khi triển khai chính quyền hai cấp, trách nhiệm quản lý Nhà nước sẽ
chủ yếu tập trung ở cấp xã. Đây là cấp trực tiếp gần dân, sát dân nên phải chịu
trách nhiệm về vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, thực phẩm chứa hóa chất độc
hại. Song, phải thừa nhận rằng cơ quan quản lý chức năng ở cấp xã hiện còn rất
yếu và thiếu, cả về nhân lực, phương tiện lẫn chuyên môn. Họ thiếu thiết bị để
kiểm tra, xét nghiệm sản phẩm; Thiếu cả kinh phí và cán bộ có chuyên môn để thực
hiện. Ví dụ, để xét nghiệm hóa chất, ai sẽ làm? Kinh phí từ đâu?
Do đó, cần phải có
quy định rạch ròi, cụ thể. Cấp trên phải hỗ trợ về con người, chuyên môn,
phương tiện kỹ thuật và nguồn lực cho cơ sở. Chỉ khi đã đầu tư thỏa đáng mà địa
bàn vẫn để xảy ra vi phạm, lúc đó chúng ta mới xử lý trách nhiệm được. Cán bộ
được giao nhiệm vụ mà không giải quyết được các yêu cầu chính đáng của dân thì
nên từ chức để người khác làm. Chính quyền cấp xã sắp tới phải có những cán bộ
thực sự có năng lực, có trách nhiệm, có tâm và có tầm, dám nghĩ, dám làm, dám
chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Những ai không đáp ứng được yêu cầu này thì
nên nghỉ theo chế độ, để bộ máy hoạt động hiệu quả, đúng hướng theo nghị quyết
của cấp trên.
10.437 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 1.936 buôn bán, vận chuyển hàng cấm hàng lậu 6.870 gian lận thương mại, gian lận thuế 1.631 hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.
Trong những ngày nắng đỉnh điểm, điều hòa trở thành “vị cứu tinh” của nhiều gia đình. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng đang vô tình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt chỉ vì những thói quen sử dụng tưởng chừng vô hại.
Cơ quan chức năng Hàn Quốc vừa triệt phá hai vụ việc lớn, mua bán thuốc trái phép trên mạng và đường dây mỹ phẩm giả tinh vi, gióng lên hồi chuông cảnh báo về an toàn người tiêu dùng.
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.
Đối với trường hợp nhận – chuyển tiền hộ mà không thu phí, số tiền nhận vào tài khoản sẽ không bị thu thuế. Tuy nhiên, nếu có thu phí thì phần phí dịch vụ có thể bị đánh thuế thu nhập từ dịch vụ (5%–7%).
Khi thực phẩm “bẩn” lọt sâu vào bếp ăn tập thể, dầu chăn nuôi đội lốt dầu ăn, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sầu riêng ế ẩm do tỷ lệ hàng đạt chuẩn thấp, vải thiều được mùa lại lo lỗ vì sức mua yếu,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật trong tuần qua
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn, đề nghị người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh do phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.