Phá đường dây buôn lậu hơn 1,3 triệu bao thuốc lá giả
Thứ ba, 01/07/2025 09:28 (GMT+7)
Hé lộ thủ đoạn tinh vi núp bóng hàng xuất khẩu, quá cảnh, giả mạo nhãn hiệu - Việt Nam bị lợi dụng thành điểm trung chuyển thuốc lá lậu ra thế giới.
Trong nửa đầu năm 2025, lực lượng Hải
quan Việt Nam đã liên tiếp triệt phá 4 vụ buôn lậu và làm giả thuốc lá với quy
mô lớn, tổng cộng hơn 1,3 triệu bao thuốc lá không rõ nguồn gốc hoặc giả mạo
nhãn hiệu, trị giá ước tính trên 65 tỷ đồng.
Chuỗi vụ việc không chỉ cho thấy quy
mô hoạt động xuyên quốc gia mà còn vạch trần hàng loạt thủ đoạn tinh vi, có tổ
chức, đặt ra nhiều cảnh báo nghiêm trọng về công tác kiểm soát hàng hóa xuất
khẩu, quá cảnh tại Việt Nam.
Nhiều vụ vận chuyển thuốc lá lậu bị lực lượng Hải quan bắt giữ. Ảnh: Cục Hải quan
Những thủ đoạn khó ngờ
Vụ việc đầu tiên được phát hiện tại cảng
Cát Lái (TP HCM), khi lô hàng xuất khẩu của Công ty TNHH XNK V.H.P được khai
báo là "bồn thép", nhưng bên trong lại là 84.000 bao thuốc lá
Marlboro không rõ nguồn gốc. Lô hàng này nếu trót lọt sẽ tới Canada, với trị
giá hơn 3 tỷ đồng.
Không lâu sau, tại cảng Cái Mép (Bà
Rịa - Vũng Tàu), Công ty T.T.H khai báo vận chuyển lô hàng quá cảnh từ Campuchia
qua Việt Nam đi UAE, nhưng kết quả kiểm tra cho thấy 525.000 bao thuốc lá giả
nhãn hiệu Chesterfield được ngụy trang bên trong. Ước tính giá trị lô hàng lên
tới 48,6 tỷ đồng - cao nhất trong loạt vụ việc lần này.
Một vụ khác, cũng tại cảng Cái Mép,
liên quan đến Công ty TNHH XNK M.V khi doanh nghiệp này khai báo xuất lô hàng
đi Israel, nhưng thực chất bên trong là 525.000 bao thuốc lá giả nhãn hiệu
Manchester - United Kingdom. Đáng chú ý, giám đốc công ty là ông H.H.P - người
đang sở hữu thương hiệu “Manchester” tại Mỹ - đã ủy quyền cho đối tác sản xuất
thuốc lá mang nhãn hiệu dễ gây nhầm lẫn, mở ra nghi vấn cố tình hợp pháp hóa
hàng giả bằng chiêu trò sở hữu trí tuệ.
Vụ thứ tư được phát hiện vào đầu tháng
2/2025, cũng tại cảng Cát Lái, với hơn 253.000 bao thuốc lá trong lô hàng xuất
đi Úc và Malaysia, do Công ty TNHH XNK TMDV Vận tải A.K đứng tên mở tờ khai.
Tổng trị giá lô hàng khoảng 12 tỷ đồng.
Từ các vụ việc được triệt phá, Cục Hải
quan nhận định rằng Việt Nam đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi
buôn lậu thuốc lá xuyên quốc gia. Hình thức “núp bóng” hàng quá cảnh hoặc xuất
khẩu ngày càng phổ biến, lợi dụng các tuyến vận chuyển từ Campuchia qua Việt
Nam rồi đi UAE, Israel, Úc, Canada, Malaysia…
Những thương hiệu bị làm giả hầu hết
đều là nhãn hiệu lớn có thị phần toàn cầu như Marlboro, Chesterfield,
Manchester…, cho thấy mức độ tinh vi và bài bản của đường dây buôn lậu.
Nhu cầu cao - nguy cơ buôn lậu tiếp diễn
Cơ quan chức năng cảnh báo: Các đối
tượng che giấu thuốc lá trong bồn thép hàn kín, nhồi bên trong container chứa
hàng gia dụng như bồn cầu, giường xếp, gạch lát nền… hoặc trộn lẫn hàng thật và
hàng giả để qua mặt lực lượng kiểm tra.
Đặc biệt, chiêu trò đăng ký nhãn hiệu
tại nước ngoài để sản xuất hàng giả trong nước, như trường hợp của nhãn hiệu
“Manchester”, được cho là một dạng rửa nhãn hiệu trá hình, cần được điều tra kỹ
lưỡng và xử lý nghiêm.
Theo Cục Hải quan, nhu cầu tiêu thụ
thuốc lá vẫn ở mức cao trên toàn cầu, khiến các đường dây buôn lậu tiếp tục tìm
cách thâm nhập và "đi tắt" thông qua thị trường Việt Nam. Những vụ
việc vừa qua đã thể hiện nỗ lực đáng kể của cơ quan chức năng, nhưng cũng cho
thấy lỗ hổng trong quản lý chuỗi cung ứng và quy trình kiểm soát quá cảnh, xuất
khẩu.
Trước những diễn biến phức tạp, lực
lượng Hải quan đề xuất tăng cường kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với hàng hóa
khai báo xuất khẩu, quá cảnh. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần nâng cao trách
nhiệm trong quản trị chuỗi cung ứng, đặc biệt khi ủy quyền hoặc ký hợp đồng sản
xuất hàng hóa có nhãn hiệu quốc tế.
Việc triệt phá những đường dây buôn
lậu lớn như thế này không chỉ bảo vệ thị trường nội địa, mà còn giữ gìn uy tín
của Việt Nam trên bản đồ thương mại quốc tế, trước bối cảnh tội phạm buôn lậu
đang ngày càng tinh vi và quốc tế hóa.
Trong 6 tháng đầu năm 2025, lực lượng chức năng tại Cao Bằng và Quảng Ninh đã đồng loạt ra quân, phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa vi phạm, bao gồm gần 123.000 kg nguyên liệu thuốc lá nhập lậu và hơn 47 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc chiều ngày 23/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết tuyên chiến với hàng giả, đấu tranh thường xuyên với tinh thần "mỗi ngày đều là cao điểm", đặc biệt là quét sạch thuốc giả, thực phẩm giả; đồng thời mong muốn mỗi người dân vừa là một chiến sĩ trong đấu tranh với buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, vừa là một người tiêu dùng thông minh trên thị trường.
Trong Tháng cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường từ 15/5 đến 15/6/2025, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện và xử lý 84 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng, góp phần ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng.
3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.
Đối với trường hợp nhận – chuyển tiền hộ mà không thu phí, số tiền nhận vào tài khoản sẽ không bị thu thuế. Tuy nhiên, nếu có thu phí thì phần phí dịch vụ có thể bị đánh thuế thu nhập từ dịch vụ (5%–7%).
Khi thực phẩm “bẩn” lọt sâu vào bếp ăn tập thể, dầu chăn nuôi đội lốt dầu ăn, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sầu riêng ế ẩm do tỷ lệ hàng đạt chuẩn thấp, vải thiều được mùa lại lo lỗ vì sức mua yếu,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật trong tuần qua
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn, đề nghị người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh do phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.