Cửa hàng C.P hoạt động khi giấy phép an toàn thực phẩm hết hiệu lực
Thứ bảy, 31/05/2025 16:04 (GMT+7)
Trong lúc dư luận xôn xao trước thông tin Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam bị tố đưa thịt heo, gà bệnh ra thị trường, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Sóc Trăng phát hiện một cửa hàng của doanh nghiệp này đang kinh doanh khi giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực.
Kết quả kiểm tra ngày 31/5 tại cửa hàng thực phẩm
C.P Fresh Shop ở thị trấn Mỹ Xuyên – nơi bắt nguồn đơn tố cáo – cho thấy giấy
chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở đã hết hạn từ ngày 8/3.
Ngoài ra, cơ sở chưa xuất trình được bản gốc giấy đăng ký kinh doanh cũng như
chứng chỉ tập huấn an toàn thực phẩm của chủ cửa hàng và nhân viên.
Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng kiểm tra cửa hàng thực phẩm CP ở thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh Công an nhân dân
Dù vậy, tại thời điểm kiểm tra, đoàn chưa ghi nhận
tình trạng hàng hóa quá hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Các sản phẩm thịt heo –
khoảng 51kg – đều có chứng nhận kiểm dịch và được nhập từ lò mổ địa phương sử dụng
nguyên liệu của C.P. Việt Nam. Ngoài ra, cửa hàng còn bày bán hơn 1.000 sản phẩm
động vật khác như trứng gà, xúc xích, chả lụa… kèm theo giấy tờ hợp lệ.
Toàn bộ hàng hóa đã được tạm niêm phong, lập biên bản
và giao cho chủ cơ sở bảo quản nguyên trạng để phục vụ công tác xác minh tiếp
theo.
Nguồn cơn sự việc bắt đầu từ bài viết trên mạng xã hội
của ông L.Q.N. – người từng làm việc tại cửa hàng C.P ở Mỹ Xuyên. Trong nội
dung tố cáo, ông N. cho rằng có tình trạng “trà trộn” thịt heo, gà không đảm bảo
chất lượng, thậm chí có mùi hôi thối, đưa về phân phối cho khách hàng.
Trước đó, trong bài đăng tố cáo, C.P. Việt Nam hàng ngày thường xuyên trà trộn thịt heo bệnh để đưa về cửa hàng Fresh Shop Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tiêu thụ. Ảnh: FB Jonny Lieu
Công ty C.P Việt Nam sau đó đã ra thông báo chính
thức, bác bỏ hoàn toàn cáo buộc, cho rằng đây là hành vi vu khống có chủ đích.
Doanh nghiệp khẳng định toàn bộ sản phẩm đều được kiểm soát nghiêm ngặt, tuân
thủ quy trình thú y, và các hình ảnh lan truyền trên mạng không phản ánh đúng
thực tế.
Không dừng lại ở một điểm bán, trong ngày 31/5, đoàn
liên ngành tiếp tục kiểm tra ba cửa hàng còn lại của hệ thống C.P Việt Nam
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Đợt kiểm tra nằm trong tháng cao điểm phòng chống
buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
Ngành chức năng tỉnh Sóc Trăng cho biết sẽ tiếp tục
rà soát, làm rõ trách nhiệm liên quan và xử lý nếu phát hiện vi phạm.
Theo số liệu mới nhất, C.P.Việt Nam mang về khoảng 93.000 tỷ đồng doanh thu, tức 3,7 tỷ USD trong năm 2024. Với con con số này, hiện chưa có công ty nội địa mảng chăn nuôi nào thực sự là đối thủ đáng gờm của doanh nghiệp đến từ Thái Lan.
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI quý II/2025 của Việt Nam tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tiền điện, giá thực phẩm, nhà ở và y tế tăng cao. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2024
Tiền điện tháng 6/2025 tại nhiều hộ dân Hà Nội tăng mạnh khiến không ít người bất ngờ. EVN Hà Nội đã chính thức lý giải nguyên nhân, chỉ ra ba yếu tố chính dẫn tới tình trạng này.
90% rác nhựa trong lòng đất, đại dương và thậm chí ngấm cả trong cơ thể con người (theo Tổ chức Môi trường quốc tế) là lý do hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới: Refillable Consumption (Refill - tái nạp) và Việt Nam đang bắt đầu với xu hướng tiêu dùng này.
Người trực tiếp đóng dấu kiểm dịch lên thân thịt heo bệnh tại cơ sở giết mổ của Công ty C.P. Việt Nam đã bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển nhiệm vụ. Vụ việc từng gây xôn xao dư luận vì nghi ngờ thịt heo không bảo đảm vệ sinh được tuồn ra thị trường.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da và kem đánh răng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sau khi bị phát hiện sai lệch công thức, không đúng hồ sơ công bố hoặc ghi nhãn không đúng quy định. Các doanh nghiệp phân phối buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.