C.P. Việt Nam nói gì về thông tin trộn thịt heo, gà bệnh bán ra thị trường?
Thứ sáu, 30/05/2025 13:44 (GMT+7)
C.P. Việt Nam khẳng định các thông tin này là bịa đặt, sai sự thật nhằm mục đích bôi nhọ và gây thiệt hại cho công ty.
Sáng nay (30/5), mạng xã hội lan truyền bài đăng từ tài
khoản có tên "Jonny Lieu" và “Ngân Tech” - tự nhận là nhân viên bộ phận bán hàng thuộc CTCP
Chăn nuôi C.P. Việt Nam (C.P. Việt Nam), chuyên phụ trách mảng thịt heo tại khu vực gia công tố cáo C.P. Việt Nam hàng ngày thường xuyên trà trộn thịt heo bệnh để đưa về cửa hàng Fresh Shop Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tiêu thụ.
Các tài
khoản này cho biết, cửa hàng
C.P. Fresh Shop Mỹ Xuyên-Sóc Trăng thường xuyên trà trộn heo bệnh, gà bệnh,
có mảnh heo đã bốc mùi hôi thối để đưa về Fresh Shop bắt nhân viên bán ra thị
trường tại Sóc Trăng.
Thậm chí, lãnh đạo công ty đã chỉ đạo nhân viên pha lóc ra bán rẻ bằng một
nửa giá cho người dân làm lạp xưởng… Ngoài ra, xúc xích hết hạn sử dụng được cho là tháo thương hiệu
ra bán làm chả chiên.
Ngay sau đó,
thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý trên mạng xã hội, gây hoang mang
trong dư luận, đặc biệt là người tiêu dùng
đã và đang sử dụng thực phẩm của C.P. Việt Nam.
Hình ảnh lợn chết trong bài đăng tố cáo C.P. Việt Nam hàng ngày thường xuyên trà trộn thịt heo bệnh để đưa về cửa hàng Fresh Shop Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tiêu thụ. Ảnh: FB Jonny Lieu.
Trưa cùng
ngày, C.P. Việt Nam đã
có văn bản chính thức khẳng định các thông tin nói trên là bịa đặt, sai sự thật nhằm mục đích bôi nhọ và
gây thiệt hại cho công ty.
Phía C.P.
Việt Nam cho rằng, tất cả hình ảnh kèm theo các bài viết đều không rõ
ràng về nguồn gốc, thời gian và không phải là hình ảnh sản phẩm của CTCP Chăn
nuôi C.P. Việt Nam. Đồng thời,
doanh nghiệp khẳng định các sản phẩm đều tuân thủ quy trình kiểm soát về
thú y và chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
"Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự việc này đã gây xáo
trộn và thiệt hại nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty và còn
gây tâm lý hoang mang, lo sợ đối với các quý khách hàng, đối tác và toàn thể cộng
đồng. Chúng tôi thiết tha mong các bên liên quan bình tĩnh và tiếp nhận thông
tin đa chiều, có chọn lọc", C.P. nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cũng khẳng định sẽ nhanh chóng thông tin tới
quý khách hàng, đối tác và cộng đồng kết quả làm việc cùng các cơ quan chức
năng liên quan về sự việc này.
Phản hồi của C.P. Việt Nam về sự việc
Trong diễn biến liên quan, ngay sau thông tin này, cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng cho biết vừa có quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện tháng cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đảm bảo an toàn thực phẩm. Đối tượng kiểm tra gồm các cá nhân, tổ chức có hoạt động liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh, trong đó có C.P Việt Nam sau bài tố cáo trên mạng xã hội.
Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV) là thành viên của
Tập đoàn Charoen Pokphand Foods (CPF, Thái Lan). Năm 1993 CPF thành lập Công ty TNHH
Chăn nuôi C.P. Việt Nam và xây nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Biên
Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Năm
2009, Công ty TNHH Chăn nuôi C.P. Việt Nam hợp nhất với Công ty TNHH Charoen
Pokphand Việt Nam thành Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.
C.P. Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông - công nghiệp và
chế biến thực phẩm khép kín, chủ yếu trên các đối tượng vật nuôi gia súc, gia cầm
và thủy sản. Hiện C.P.
Việt Nam có khoảng 20
nhà máy tại các tỉnh, thành trên cả nước với 30 ngàn lao động. Công ty hợp tác
với nông dân, hình thành chuỗi khép kín trong chăn nuôi “từ trang trại đến bàn
ăn”. Ngoài chăn nuôi heo, gia cầm, CPV còn hình thành chuỗi trong sản xuất thủy
sản.
Báo cáo tài chính của Charoen Pokphand Foods, công ty mẹ
của C.P. Việt Nam, cho biết doanh thu 9 tháng đầu năm nay ở Việt Nam tăng 5% so
với cùng kỳ, đạt hơn 92,2 tỷ baht (gần 68.000 tỷ đồng).
Hai cơ sở sản xuất giá đỗ tại TP Lào Cai bị phát hiện dùng hóa chất cấm 6-Benzylaminopurine để làm giá trắng, mập, không rễ. Gần 350 tấn giá đỗ độc hại đã âm thầm tuồn ra thị trường trong suốt một năm qua.
Ngày 27/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết lực lượng Quản lý thị trường tại tỉnh Vĩnh Phúc vừa liên tiếp triệt phá hai vụ vận chuyển, kinh doanh thực phẩm bẩn, thu giữ hơn 1,4 tấn hàng vi phạm.
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.
Đối với trường hợp nhận – chuyển tiền hộ mà không thu phí, số tiền nhận vào tài khoản sẽ không bị thu thuế. Tuy nhiên, nếu có thu phí thì phần phí dịch vụ có thể bị đánh thuế thu nhập từ dịch vụ (5%–7%).
Khi thực phẩm “bẩn” lọt sâu vào bếp ăn tập thể, dầu chăn nuôi đội lốt dầu ăn, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sầu riêng ế ẩm do tỷ lệ hàng đạt chuẩn thấp, vải thiều được mùa lại lo lỗ vì sức mua yếu,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật trong tuần qua
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn, đề nghị người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh do phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.