Chuyên gia bàn về đề xuất áp thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản
Thứ năm, 24/07/2025 07:45 (GMT+7)
Đề xuất phương án thu thuế thu nhập cá nhân 20% trên phần lãi ròng từ mỗi lần chuyển nhượng bất động sản đang thu hút sự quan tâm lớn từ giới chuyên gia và nhà đầu tư, bởi nếu được triển khai, không chỉ góp phần siết chặt tình trạng đầu cơ, tạo nguồn thu ngân sách bền vững mà còn có thể làm thay đổi hành vi đầu tư trên thị trường.
Theo đó, Bộ
Tài chính mới đây đề xuất đánh thuế 20% trên phần chênh lệch giữa giá mua và
giá bán bất động sản theo từng lần chuyển nhượng. Trường hợp không xác định
được giá mua và chi phí liên quan, thuế sẽ tính theo thời gian nắm giữ với mức
giảm dần: dưới 2 năm chịu thuế 10%, từ 2–5 năm là 6%, từ 5–10 năm là 4%, và từ
10 năm trở lên là 2%.
Siết đầu cơ, thúc đẩy thị trường minh bạch
Theo
nhiều chuyên gia, nếu được thông qua, đề xuất này có thể chấm dứt “sân chơi dễ
dãi” cho giới đầu cơ, giảm động cơ lướt sóng, từ đó góp phần xây dựng thị
trường bất động sản ổn định và minh bạch hơn.
Chuyên
gia kinh tế Nguyễn Quang Huy – CEO Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học
Nguyễn Trãi nhận định, đây là một cải cách tài khóa quan trọng, vừa tăng thu
ngân sách, vừa điều tiết hành vi đầu tư. Ông Huy cho rằng, thị trường hiện tồn
tại tình trạng sốt đất ảo, đầu cơ lan rộng, giá nhà bị đẩy lên quá cao so với
khả năng chi trả của người dân. Ngoài ra, tình trạng khai “hai giá” và lách
luật khi giao dịch vẫn phổ biến, làm xói mòn niềm tin vào thị trường.
Ông
chỉ rõ quy định hiện hành thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cố định 2% trên giá
chuyển nhượng, không phân biệt lời – lỗ, là thiếu công bằng. Trái lại, phương
án tính thuế 20% trên lợi nhuận ròng như đề xuất mới thể hiện đúng bản chất
thuế TNCN, tức đánh vào thu nhập thực tế.
“Cách
tính này mang tinh thần công bằng: ai lãi nhiều đóng thuế nhiều, ai lỗ có thể
miễn thuế. Đồng thời khuyến khích người dân lưu giữ hóa đơn, chứng từ đầy đủ –
một bước thúc đẩy văn hóa tài chính minh bạch”, ông Huy phân tích.
Ông
cũng nhấn mạnh, chính sách nếu được triển khai đúng có thể trở thành bước ngoặt
trong quản lý thị trường bất động sản, không chỉ tạo nguồn thu ổn định mà còn
góp phần đưa giá nhà về mức hợp lý, hỗ trợ người mua ở thực.
Tuy
nhiên, để thực thi hiệu quả, ông Huy lưu ý cần hạ tầng dữ liệu liên thông giữa
các cơ quan như thuế, đất đai, công chứng và ngân hàng. Ông đề xuất nên thí điểm
tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng trước khi áp dụng toàn quốc.
Ảnh minh họa.
Lo ngại ảnh hưởng thị trường thứ cấp
Ở
góc độ khác, ông Đinh Minh Tuấn – Giám đốc khu vực miền Nam của Chuyên trang Bất động sản (Batdongsan.com.vn) bày tỏ lo ngại rằng, chính sách mới có thể gây “tác dụng
ngược” trong bối cảnh thị trường còn yếu.
Dẫn
khảo sát nội bộ, ông Tuấn cho biết có đến 59% người tìm mua bất động sản hiện
nay là để đầu tư, phần lớn có xu hướng nắm giữ trong thời gian ngắn. Do đó,
việc áp thuế cao với người bán trong vòng 1–2 năm có thể làm giảm động lực đầu
tư, nhất là ở phân khúc đất nền và căn hộ cao cấp, nơi giới đầu tư lướt sóng
hoạt động mạnh.
Ông
cho rằng cách đánh thuế theo thời gian nắm giữ là hướng đi đúng, tuy nhiên cần
tính đến mức độ ảnh hưởng. Mức thuế đề xuất 10% đối với người giữ dưới 2 năm
cao gấp 5 lần hiện tại, có thể khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ rút lui, dẫn đến
thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh.
“Thị
trường bất động sản vẫn đang phục hồi chậm, tăng thuế ở thời điểm này chẳng
khác nào cú phanh gấp. Thị trường thứ cấp có thể ‘đóng băng’, kéo theo sự suy
giảm của nhiều ngành liên quan như xây dựng, nội thất, tài chính – ngân hàng…”,
ông cảnh báo.
Theo
ông Tuấn, thay vì kiểm soát bằng thuế nặng, nên thúc đẩy một thị trường bất
động sản lành mạnh bằng cách tạo điều kiện cho giao dịch minh bạch, công bằng,
và có thanh khoản tốt.
Cần có lộ trình và hạ tầng pháp lý Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn cho biết, việc áp thuế TNCN theo phương thức 20% cần được triển khai theo lộ trình, đồng bộ với các chính sách về đất đai, nhà ở và hệ thống công nghệ thông tin. Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng đề xuất phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo thu đúng và đủ thuế từ giao dịch bất động sản, đồng thời hạn chế đầu cơ.
Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước khẩn cấp yêu cầu các địa phương chuẩn bị ứng phó bão số 3 WIPHA. Trọng tâm là đảm bảo an ninh hàng hóa thiết yếu, kiểm soát thị trường, tránh đầu cơ găm hàng, tăng giá bất hợp lý, giúp dân yên tâm.
Bộ Tài chính đề xuất, thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán của cá nhân cư trú sẽ được tính theo mức 20% trên phần thu nhập tính thuế trong năm.
Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế 20% trên phần lãi từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản, thay cho phương án thu thuế 2% trên giá bán như hiện nay, nhằm hạn chế thất thu ngân sách và phản ánh đúng bản chất thu nhập của người nộp thuế.
Khi sáp nhập Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương vào TP.HCM, giới chuyên môn tin tưởng đây là cơ hội mở ra một kỷ nguyên mới cho bất động sản khu vực Đông Nam Bộ.
Khánh Hòa vừa chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị sinh thái núi Sông Cầu với tổng vốn hơn 5.800 tỷ đồng. Động thái này khẳng định sức hút đầu tư mạnh mẽ của địa phương.
Hàng loạt dự án bất động sản đình đám tại TP Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng vừa chính thức được miễn giấy phép xây dựng. Thông tin khiến không ít người dân và nhà đầu tư bất ngờ, nhưng lại hoàn toàn có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Hàng loạt shophouse, liền kề triệu USD tại Hà Nội đóng cửa im lìm, không có giao dịch. Tuy nhiên, nguồn cung nhà thấp tầng vẫn tăng mạnh 6 tháng đầu năm 2025, gây lo ngại về thị trường bất động sản.
Một căn hộ hai phòng ngủ giá lên tới 52 tỷ đồng vừa xuất hiện tại Grand Marina Saigon, gây "choáng" cho thị trường. Giữa lúc nhà ở bình dân vắng bóng, vì sao bất động sản siêu sang vẫn có đất sống?
Ngày 12/6/2025, Quốc hội chính thức thông qua đề án sáp nhập tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu vào TP HCM, hình thành một "siêu đô thị Đông Nam Bộ" có quy mô hơn 6.000 km² và dân số gần 13 triệu người.