Bộ Y tế nói gì sau vụ 600 loại sữa bột giả 'tung hoành' trên thị trường?
Thứ ba, 15/04/2025 15:07 (GMT+7)
Trước lo ngại về đường dây sản xuất, kinh doanh gần 600 loại sữa giả vừa bị phát hiện, Bộ Y tế khẳng định đẩy mạnh hậu kiểm, siết chặt quản lý công bố sản phẩm.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an triệt phá đường dây sữa bột giả có quy mô lớn.
Trưa 15/4, bà Trần Việt Nga, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, Bộ Y tế luôn nhất quán trong chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống thực phẩm giả, kém chất lượng, không đảm bảo an toàn.
Theo bà Nga, Bộ Y tế thực hiện thông qua việc xây dựng, trình hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về an toàn thực phẩm; đồng thời đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt với Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 389 (Bộ Công Thương) trong xử lý thực phẩm giả, chứa chất cấm…
Trong đó, khoản 5 điều 64 nêu rõ trách nhiệm chủ trì phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm.
Việc công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm thực phẩm được quy định tại nghị định 15/2018/NĐ-CP. Hầu hết thực phẩm được tự công bố, chỉ 4 nhóm sản phẩm phải đăng ký bản công bố với cơ quan có thẩm quyền trước khi lưu hành. Việc trao quyền tự công bố giúp giảm thủ tục hành chính nhưng doanh nghiệp phải cam kết tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm về hồ sơ, chất lượng và an toàn sản phẩm (theo Nghị định 15/2018).
Theo chính sách trên, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về sản phẩm, không cần đăng ký với cơ quan nhà nước, trừ một số ít sản phẩm liên quan đến hỗ trợ bệnh lý phải được phê duyệt trước khi lưu thông.
Về việc đơn vị là người tiếp nhận và thẩm định bản công bố, Cục trưởng Cục ATTP cho biết, theo khoản 8 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý hồ sơ và cấp Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm, Giấy xác nhận quảng cáo đối với sản phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm chế độ ăn đặc biệt, và sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ dưới 36 tháng tuổi.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 40 Nghị định 15/2018/NĐ-CP nêu rõ UBND cấp tỉnh quản lý ATTP tại địa phương, chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về ATTP và xử lý vi phạm theo quy định.
Trước thực trạng nhiều sản phẩm sữa bột giả trôi nổi trên thị trường suốt 4 năm qua mà không bị phát hiện, người tiêu dùng đặt ra nhiều lo ngại về hiệu quả hậu kiểm. Theo Cục An toàn thực phẩm, hậu kiểm sau công bố là khâu then chốt. Hằng năm, Bộ Y tế, với vai trò thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành ATTP, xây dựng kế hoạch hậu kiểm để các bộ, ngành, địa phương triển khai; đồng thời phối hợp xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, Cơ quan chuyên môn Bộ Y tế đã ký kết hợp tác với Bộ Công an về phòng chống tội phạm ATTP. Cục ATTP thường xuyên phối hợp kiểm tra các cơ sở thực phẩm và cung cấp hồ sơ phục vụ điều tra, nhất là trong các vụ liên quan đến thực phẩm giả, chứa chất cấm.
Từ đầu năm 2025, Cục ATTP đã ban hành 3 văn bản chỉ đạo công tác hậu kiểm, Tháng hành động vì ATTP, tăng cường thanh tra, xử lý vi phạm; đồng thời yêu cầu địa phương rà soát, báo cáo tình hình công bố sản phẩm, cấp phép và xử lý vi phạm.
Liên quan đến vụ sản xuất, buôn bán sữa bột giả quy mô lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Công an đã khởi tố vụ án và đang điều tra. Bộ Y tế đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ chuyên môn để xử lý đúng pháp luật, làm rõ trách nhiệm các cá nhân, tổ chức liên quan.
Trong diễn biến liên quan, trả lời báo chí sáng nay, Bộ Công Thương cho biết các nhóm danh mục sữa bột giả là sản phẩm thuộc Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group sản xuất không thuộc đối tượng quản lý của bộ này. Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý đối với nhóm sản phẩm sữa chế biến thông thường, không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, hay dược phẩm có thành phần dinh dưỡng đặc biệt, các sản phẩm này hiện nay do Bộ Y tế quản lý.
Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị các bộ ngành siết chặt kiểm tra, xử lý sữa giả sau vụ triệt phá hai doanh nghiệp lớn. Sữa giả đe dọa sức khỏe người dân, đặc biệt trẻ em, và làm xói mòn niềm tin vào ngành sữa nội địa.
Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà là chủ mưu cầm đầu, đứng sau hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Hai đối tượng này thành lập hệ sinh thái 9 công ty để sản xuất, phân phối sản phẩm giả.
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật, gây hiểu lầm như thuốc chữa bệnh. Động thái này diễn ra sau loạt phản ánh về quảng cáo vi phạm và vụ án gần 600 loại sữa giả.
Chuyên gia khuyến cáo, người tiêu cần nắm rõ 7 cách phân biệt sữa thật - giả để bảo bản thân và gia đình khỏi hàng nhái độc hại sau vụ hơn 600 sản phẩm sữa giả bị phát hiện.
Ngày 15/4, giá vàng miếng và nhẫn SJC đồng loạt tăng 500.000 đồng/lượng, đưa vàng miếng chạm mức kỷ lục mới là 108 triệu đồng/lượng. Ngược lại, giá vàng thế giới đảo chiều giảm sau khi đạt đỉnh.
Bộ Tài chính khuyến cáo người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác trước việc giả mạo, lợi dụng danh nghĩa của Bộ Tài chính để lừa đảo người dân nhằm trục lợi cá nhân. Đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng.
Sáng nay (15/4), Hội Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam (VICOPRO) tổ chức Họp báo phát động hưởng ứng các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá vì sức khỏe người tiêu dùng năm 2025, với các hoạt động như cuộc thi và hội thảo, đặc biệt nhắm đến thế hệ trẻ.
Hiệp hội Sữa Việt Nam kiến nghị các bộ ngành siết chặt kiểm tra, xử lý sữa giả sau vụ triệt phá hai doanh nghiệp lớn. Sữa giả đe dọa sức khỏe người dân, đặc biệt trẻ em, và làm xói mòn niềm tin vào ngành sữa nội địa.