Việt Nam sắp xuất hiện dự án Blockchain để chuyển đổi số kinh tế
Sau hơn 5 năm nghiên cứu sâu về kinh tế vĩ mô của Tiểu vùng Mekong và phát triển công nghệ blockchain cho sáng kiến kinh tế “One Mekong, One Meal” (OMOM).
Tiến sĩ Trần Công Đoàn và Tiến sĩ Võ Xuân Trường, hai tác giả của Sáng kiến kinh tế vĩ mô OMOM tiếp tục chuẩn bị công bố một dự án chuỗi khối GCN Blockchain - được thiết kế để giúp chuyển đổi số toàn diện nền kinh tế toàn cầu.
Nền kinh tế thế giới tưởng chừng như vô cùng phức tạp nhưng ở một góc độ nào đó, nền kinh tế thế giới lại là một hệ sinh thái các thị trường hoạt động với một cơ chế vô cùng đơn giản với các nguyên lý cũng vô cùng đơn giản là các giao dịch. Những giao dịch đơn giản này được lặp đi lặp lại rất nhiều lần và được điều khiển bởi nhu cầu của con người và nó sẽ tạo ra ba yếu tố chính để vận hành nền kinh tế. Đó là tăng trường năng suất; chu kỳ nợ ngắn hạn; chu kỳ nợ dài hạn.
Bằng những nghiên cứu sâu của mình về kinh tế vĩ mô, công nghệ chuỗi khối áp dụng cho sáng kiến kinh tế OMOM và tính ưu việt của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đặc sắc của Việt Nam, hai tiến sĩ đã đề xuất và bắt tay vào xây dựng GCN Blockchain. Với thuật toán Bằng chứng tài sản (Proof of Asset/Proof of Wealth) và dựa trên hệ quy chiếu giá trị về giá trị lao động cơ bản trong “Lý thuyết giá trị lao động cơ bản mới” của Tiến sĩ Võ Xuân Trường, GCN Blockchain sẽ là một số cái phi tập trung toàn cầu ghi lại mọi giao dịch và giá trị giao dịch của nền kinh tế thế giới theo một lập trình nền kinh tế đóng và giá trị của các giao dịch sẽ được quy đổi về bằng giá trị lao động cơ bản và nó được định nghĩa là GCN token, một chứng chỉ ghi nhận tài sản số cho các thành phần tham gia của nền kinh tế thế giới.
Nhìn lại lịch sử phát triển của lịch sử blockchain, trước khi Bitcoin ra đời, không ai có thể nghĩ đến việc chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác một cách an toàn mà không cần bất kỳ tổ chức tài chính nào ở giữa, chẳng hạn như ngân hàng. Công nghệ chuỗi khối trình bày một cách thức mới triệt để và mang tính đột phá để thực hiện tất cả các hình thức giao dịch qua Internet. Sự ra đời của Bitcoin và blockchain đã mang lại nhiều thay đổi cho thế giới tài chính, ngay cả nền kinh tế thế giới trước đây được vận hành bằng cách sử dụng tiền tệ Fiat. Với các phát hiện của mình, hai tiến sĩ đã sẵn sàng tạo ra một chuyển đổi số một các minh bạch và công khai cho các giao dịch và giá trị giao dịch của nền kinh tế thế giới thông qua việc ghi nhận các giá trị giao dịch bằng tài sản số GCN. Sự phổ biến của điện thoại thông minh và Internet đã làm cho giá trị ghi nhận các giao dịch của GCN Blockchain càng trở nên phong phú, phổ biến, dễ dàng, minh bạch và có giá trị hơn nhiều. GCN Blockchain hứa hẹn thực sự là một tài sản số vô giá trong tương lai khi chính thức chạy thử vào ngày hôm 10/10.
“Tài nguyên quý giá nhất thế giới không còn là dầu hay vàng nữa mà là dữ liệu và tài sản số. chúng tôi tạo ra GCN Blochain để giúp cho các giao dịch và giá trị của các giao dịch của nền kinh tế trở nên minh bạch và công bằng hơn” - Tiến sĩ Trần Công Đoàn chia sẻ.
Tiến sĩ Võ Xuân Trường cho biết: “GCN Blockchain sẽ giúp thúc đẩy các cơ hội việc làm và thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới một cách bền vững và mạnh mẽ thông qua việc ghi nhận sự minh bạch các giao dịch và giá trị giao dịch đồng thời tạo ra nhiều việc làm hơn thông qua chức năng Smart Contract (Hợp đồng thông minh) và Dapps (Ứng dụng phi tập trung) để mỗi các nhân tự tạo ra các việc làm mới và kêu gọi hợp tác làm việc, từ việc bị động đi xin việc theo mức lương ấn định của chủ lao động, người làm việc chủ động lên các dự án làm cho chính mình theo nhu cầu của nền kinh tế thế giới để thu hút các người có cùng đam mê hoặc nhu cầu làm việc trên cơ sở bình đẳng, minh bạch của hợp đồng thông minh trong nền kinh tế chia sẻ và kinh tế tuần hoàn. Đây hứa hẹn là một xu thế mới của nền kinh tế thế giới trong tương lai gần.”
Được biết, GCN Blockchain sẽ chính thức triển khai trải nghiệm đến rộng rãi người dùng trong đầu tháng 11/2023.
-
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
-
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh
-
Chiếc ô tô huyền thoại của Toyota chỉ có giá hơn 700 triệu đồng, người Việt thèm muốn
-
Những mẫu xe mạnh nhất phân khúc SUV hạng C: Góp mặt toàn tên tuổi gạo cội, xe 'made in Việt Nam' vượt trội
-
ADB nhận định: Ngành công nghiệp sáng tạo số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương
-
Nhà mạng có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam