Vành đai-Con đường sẽ không còn là của riêng Trung Quốc?
Việc các ngân hàng của Trung Quốc đang cạn kiệt USD đã mang đến cơ hội tài trợ dự án cơ sở hạ tầng cho các ngân hàng khác trên toàn cầu.
Vai trò mới của Ý trong sáng kiến “Vành đai-Con đường” đã báo động các đồng minh G-7 về việc ảnh hưởng lan rộng của Trung Quốc. Nhưng về lâu dài, vai trò của Trung Quốc trong sáng kiến này sẽ ngày một giảm đi, một chuyên gia của Bloomberg nhận định.
Hiện tại, nguồn tài trợ cho dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc đến từ các ngân hàng chính sách, như Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Quỹ con đường tơ lụa (Silk Road Fund) trị giá 40 tỷ USD do nhà nước hậu thuẫn và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á cũng đóng góp ở mức độ thấp hơn.
Các ngân hàng, tố chức khác trên toàn cầu có thể sớm tham gia vào cuộc cạnh tranh này. Ngân hàng Standard Chartered của Anh cho biết họ có kế hoạch phân bổ 20 tỷ USD trong những năm tới cho các dự án “Vành đai-Con đường”. Đó chỉ là một viên sỏi khi nhớ đến núi tiền 1 nghìn tỷ USD của Trung Quốc cho tham vọng kết nối đất nước bằng đường bộ và đường biển đến các thành phố xa xôi như Nairobi và Rotterdam của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng trong tương lai gần. những khoản đầu tư như của Standard Chartered có thể nhiều hơn.
Các ngân hàng Trung Quốc có thể cần sự trợ giúp này. Đồng tiền của ngành xây dựng toàn cầu là USD và Bắc Kinh không có một nguồn cung vô tận. Khi đất nước rơi vào tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai và nền kinh tế chậm lại, tiền sẽ khó lòng chảy ra tự do như trước đây.
Martin David, người đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương của nhóm dự án Baker McKenzie, nói rằng sự tham gia của các ngân hàng quốc tế với vai trò ngày càng tăng là điều không thể tránh khỏi.
Sau 4 năm gia tăng chóng mặt, các hợp đồng mới và đầu tư trực tiếp do Trung Quốc dẫn đầu vào các quốc gia “Vành đai-Con đường” đã giảm trong năm 2017.
Các ngân hàng Trung Quốc không phải là những công ty duy nhất phải đối mặt với cạnh tranh khốc liệt.
Khi mạng lưới tài trợ mở rộng, các công ty xây dựng của đất nước có thể mất đi nguồn bảo đảm công việc mà họ có từ trước đến nay. Các công ty Trung Quốc có xu hướng được quyền miễn trừ hạn ngạch công nhân nước ngoài. Điều này cho phép họ nhập khẩu lao động từ quê hương đến các các quốc gia có dự án.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Juncker nói rằng ông không phản đối các dự án của Trung Quốc nếu không chỉ gặp công nhân Trung Quốc trên các công trường xây dựng này mà còn có công nhân châu Âu nữa.
Ngược lại, theo Citigroup, các ngân hàng đa phương tuân theo các quy tắc quản lý cung ứng nghiêm ngặt, nghiêm cấm việc thưởng cho các nhà thầu ưa thích. Ngay cả Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh cũng tuân thủ các quy tắc này.
Đối với các đại gia xây dựng và kỹ thuật Trung Quốc, nhiều công ty trong số họ thuộc sở hữu nhà nước nên thị trường nước ngoài rất quan trọng. Đặc biệt là khi thị trường nội địa đang chậm lại. Sinopac đã kiếm được tới 81% doanh thu từ thị trường nước ngoài trong năm 2017.
Đối với người đi vay, tin tốt là sẽ có một nguồn cho vay đa dạng hơn. Lãi suất trung bình của khoản tài trợ đến từ Trung Quốc cho các quốc gia thuộc dự án “Vành đai-Con đường” dao động từ 3,5% đến 5%. Chi phí vay có thể lên tới 6% tại các quốc gia như Sri Lanka và Pakistan.
Theo Moody Investors Service, Ngân hàng Thế giới (WB) có xu hướng cho vay ở mức lãi suất cao hơn 100 đến 200 điểm cơ bản so với lãi suất Libor.
Theo tổ chức Baker McKenzie, các tuyên bố của chính phủ Trung Quốc chỉ ra rằng 50 công ty nhà nước đã đầu tư hoặc tham gia vào gần 1.700 dự án ở các quốc gia dọc theo “Vành đai-Con đường” trong ba năm qua. “Đường càng rộng thì càng nhiều người tham gia”.
Thùy Dung (Nguồn Bloomberg)
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường