Thu hồi phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của Dove, Bioderma
Thứ sáu, 30/05/2025 16:49 (GMT+7)
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ban hành quyết định thu hồi 14 phiếu tiếp nhận công bố mỹ phẩm, trong đó có các sản phẩm nổi tiếng như sữa tắm Dove và nước tẩy trang Bioderma.
Quyết định số 278/QĐ-QLD được ký ngày 29/5/2025 nêu
rõ: 14 phiếu công bố mỹ phẩm do Công ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Human Offshore
Partners (trước đây là Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp PH Việt Nam) đứng tên
đăng ký, chính thức bị thu hồi.
Doanh nghiệp này có địa chỉ tại Lô đất TTDV 01, Khu
đô thị mới An Hưng, phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, mã số doanh nghiệp
0110018306. Theo hồ sơ, đây là đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường,
bao gồm các dòng mỹ phẩm quen thuộc.
Trong danh sách bị rút số công bố có sữa tắm Dove
Peony & Sweet Cream Body Wash (số tiếp nhận 215792/23/CBMP-QLD cấp ngày
1/11/2023), sản xuất bởi Unilever Japan K.K.; và nước tẩy trang Bioderma Sebium
H2O (số 216381/23/CBMP-QLD cấp ngày 8/11/2023), do hãng dược mỹ phẩm NAOS LES
LABORATOIRES (Pháp) sản xuất.
Trong danh sách bị rút số công bố có sữa tắm Dove Peony & Sweet Cream Body Wash và nước tẩy trang Bioderma Sebium H2O. Ảnh MXH
Bên cạnh đó, một số dòng kem chống nắng, sữa rửa mặt
khác cũng nằm trong danh mục bị rút khỏi hệ thống quản lý mỹ phẩm của Bộ Y tế.
Dù vậy, theo Cục Quản lý Dược, việc thu hồi hoàn toàn là do phía doanh nghiệp
chủ động đề nghị và không xuất phát từ lý do vi phạm chất lượng.
Danh mục 14 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thu hồi. Ảnh Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế)
Theo quy định, số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm là
văn bản xác nhận việc doanh nghiệp đã khai báo sản phẩm với cơ quan quản lý có
thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, đây không phải là
căn cứ pháp lý để khẳng định sản phẩm đó đạt tiêu chuẩn an toàn, hiệu quả hoặc
tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN.
Mỗi phiếu công bố có thời hạn 5 năm. Việc thu hồi có
thể diễn ra nếu sản phẩm vi phạm quy định hoặc khi tổ chức, cá nhân đề xuất rút
lui một cách tự nguyện.
Theo quyết định của Cục Quản lý Dược, Giám đốc Công
ty TNHH Dịch vụ Phần mềm Human Offshore Partners và Giám đốc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chịu trách nhiệm tổ chức, giám sát việc thực
hiện thu hồi theo đúng quy định pháp luật.
Hai sản phẩm mỹ phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất vừa bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc vì vi phạm chất lượng, có thành phần không đúng công bố, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người dùng - trong đó có cả trẻ sơ sinh và sản phụ.
Từ ngày 6/5 đến nay, cơ quan chức năng đã thu hồi 4 lô mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo gồm: Dầu gội Hanayuki, Kem chống nắng toàn thân, Dầu xả Hanayuki Conditioner và Mặt nạ G-Thera Amino Anti- Wrinkle Mask.
Gần 25 tấn sữa bột mang nhãn hiệu Công ty cổ phần Dinh dưỡng Dược Fidimilk đã bị lực lượng chức năng Long An tạm giữ để điều tra nghi vấn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Cùng lúc, công ty này cũng tự thu hồi một loạt sản phẩm vì sai phạm về nhãn mác.
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.
Đối với trường hợp nhận – chuyển tiền hộ mà không thu phí, số tiền nhận vào tài khoản sẽ không bị thu thuế. Tuy nhiên, nếu có thu phí thì phần phí dịch vụ có thể bị đánh thuế thu nhập từ dịch vụ (5%–7%).
Khi thực phẩm “bẩn” lọt sâu vào bếp ăn tập thể, dầu chăn nuôi đội lốt dầu ăn, Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả. Sầu riêng ế ẩm do tỷ lệ hàng đạt chuẩn thấp, vải thiều được mùa lại lo lỗ vì sức mua yếu,… là những tin tức tiêu dùng nổi bật trong tuần qua
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo khẩn, đề nghị người dân không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An vị Mộc Linh do phát hiện dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng.
Nắng nóng gay gắt khiến các mặt hàng giải nhiệt như kem trở thành "best-seller" trên chợ mạng. Tuy nhiên, đằng sau những lời quảng cáo ngọt ngào như “kem sạch nhà làm”, “ăn là mê”, “trở về tuổi thơ” là không ít rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm mà người tiêu dùng khó lường hết được.
Trong những ngày nắng đỉnh điểm, điều hòa trở thành “vị cứu tinh” của nhiều gia đình. Thế nhưng, không ít người tiêu dùng đang vô tình khiến hóa đơn tiền điện tăng vọt chỉ vì những thói quen sử dụng tưởng chừng vô hại.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.