Thu hồi toàn quốc 2 mỹ phẩm ‘lỗi công thức’, từng dùng cho trẻ sơ sinh
Thứ tư, 28/05/2025 13:16 (GMT+7)
Hai sản phẩm mỹ phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất vừa bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc vì vi phạm chất lượng, có thành phần không đúng công bố, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe người dùng - trong đó có cả trẻ sơ sinh và sản phụ.
Ngày 27/5,
Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế đã ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt Adaphil Gentle Skin Cleanser (chai 125ml), do Công
ty TNHH MTV Sản xuất Dược - Mỹ phẩm GAMMA (TP HCM) sản xuất và đưa ra thị trường.
Cục Quản lý Dược ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sản phẩm sữa rửa mặt Adaphil Gentle Skin Cleanser do chứa hai chất Methylparaben và Propylparaben.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm này có chứa hai chất
Methylparaben và Propylparaben, dù không hề được công bố trong thành phần đã
đăng ký với cơ quan chức năng. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng quy định về
công bố và quản lý chất lượng mỹ phẩm.
Lô hàng bị đình chỉ lưu hành mang số lô ADSX010324, ngày sản
xuất 11/3/2024, hạn dùng đến 11/3/2027, đã được cấp số tiếp nhận công bố 001454/23/CBMP-HCM.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Sở Y tế TP HCM giám sát chặt chẽ việc
thu hồi và tiêu hủy toàn bộ lô sản phẩm, đồng thời thu hồi luôn số tiếp nhận
phiếu công bố sản phẩm nói trên. Công ty GAMMA cũng sẽ bị kiểm tra việc tuân thủ
pháp luật trong sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm.
Trên website chính thức của Công ty GAMMA, Adaphil Gentle
Skin Cleanser được quảng bá là sữa rửa mặt, sữa tắm dịu nhẹ, không mùi hương,
không chứa xà phòng, dùng để làm sạch da mặt, tẩy trang và vệ sinh da cho trẻ
em và sản phụ sau sinh. Tuy nhiên, việc phát hiện các chất bảo quản như
Methylparaben và Propylparaben - vốn có khả năng gây kích ứng da - trong sản phẩm
dành cho đối tượng nhạy cảm khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Công ty GAMMA bị xử
lý vi phạm về chất lượng mỹ phẩm. Tháng 11/2024, doanh nghiệp này từng bị Thanh tra Sở Y tế TP HCM xử phạt 167,5
triệu đồng do sản xuất mỹ phẩm không đúng công thức đã công bố. Khi đó, hai sản
phẩm là Cerina (tuýp 50g, số lô CKTT010624) và Roseders Cream (tuýp 30g, số lô
DERB010624) cũng bị buộc thu hồi và tiêu hủy.
Sản phẩm thứ
hai bị Cục Quản lý Dược ra quyết định thu hồi là dầu bôi da Evit mù U (lọ 15ml), do Công
ty Cổ phần Hóa dược Việt Nam (Hà Nội) sản xuất và phân phối.
Lô sản phẩm mang số 010824, sản xuất ngày 21/8/2024, hạn dùng đến 21/8/2028, được cấp số tiếp nhận công bố 18185/23/CBMP-HN.
Kết quả kiểm nghiệm xác định sản phẩm này không đạt yêu cầu
về độ đồng đều thể tích, vi phạm tiêu chuẩn chất lượng mỹ phẩm theo quy định hiện
hành. Do đó, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ lưu hành và thu hồi trên phạm vi toàn quốc.
Sản phẩm dầu bôi da Evit mù U (lọ 15ml) không đạt yêu cầu về độ đồng đều thể tích.
Evit mù U được quảng cáo là sản phẩm chăm sóc, bảo vệ da, hỗ
trợ làm đẹp và tái tạo tế bào, nhưng sai lệch thể tích khiến người tiêu dùng vừa
bị thiệt về giá trị vừa có nguy cơ không đảm bảo hiệu quả sử dụng như mong đợi.
Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, các Sở Y tế cần tăng cường thanh
tra, hậu kiểm sản phẩm mỹ phẩm đã công bố, kiểm tra quy trình sản xuất và lưu
hành sản phẩm, đặc biệt với các công ty có tiền sử vi phạm.
Từ ngày 27/5, Bộ Y tế tạm dừng tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group - pháp nhân đứng sau thương hiệu mỹ phẩm Hanayuki do chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật.
Từ ngày 6/5 đến nay, cơ quan chức năng đã thu hồi 4 lô mỹ phẩm do Đoàn Di Băng quảng cáo gồm: Dầu gội Hanayuki, Kem chống nắng toàn thân, Dầu xả Hanayuki Conditioner và Mặt nạ G-Thera Amino Anti- Wrinkle Mask.
Gần 25 tấn sữa bột mang nhãn hiệu Công ty cổ phần Dinh dưỡng Dược Fidimilk đã bị lực lượng chức năng Long An tạm giữ để điều tra nghi vấn hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc. Cùng lúc, công ty này cũng tự thu hồi một loạt sản phẩm vì sai phạm về nhãn mác.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Chiều 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh hai lần do việc chuẩn bị thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2025.