Thái Nguyên: Phát hiện 3 kho lạnh chứa thực phẩm ‘bẩn’
Thứ hai, 05/05/2025 10:40 (GMT+7)
Lực lượng QLTT Thái Nguyên vừa phát hiện ba kho chứa hàng trăm kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 71 triệu đồng. Toàn bộ hàng vi phạm đã bị tiêu hủy, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm dịp cao điểm.
Ngày 5/5,
tin từ Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, trong khuôn
khổ “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025, lực lượng quản lý thị trường
tỉnh Thái Nguyên đã đồng loạt kiểm tra, phát hiện nhiều kho hàng chứa thực phẩm
đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, gây lo ngại về an toàn sức khỏe người
tiêu dùng.
Kiểm tra tại kho hàng bà N.T.T.S đang lưu giữ hơn 250kg thực phẩm đông lạnh gồm chân gà rút xương, kê gà, trứng gà non, nầm lợn, cua xay… Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Cụ thể, vào ngày 25/4/2025, Đội Quản lý thị trường số 2 (thuộc
Chi cục QLTT tỉnh Thái Nguyên) đã tổ chức kiểm tra đột xuất tại 3 cơ sở kinh
doanh thực phẩm trên địa bàn TP Thái Nguyên. Kết quả, hơn 600kg thực phẩm đông
lạnh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc bị thu giữ, với tổng trị giá
lên tới hơn 71 triệu đồng.
Ba điểm nóng bị xử lý gồm: Tại phường Tân Thịnh, kho hàng do bà N.T.T.S làm chủ đang lưu giữ
hơn 250kg thực phẩm đông lạnh gồm chân gà rút xương, kê gà, trứng gà non, nầm lợn,
cua xay… Tổng trị giá lô hàng vi phạm trên 29 triệu đồng.
Tại phường Tân Lập: Hộ kinh doanh Trần Thị H bị phát hiện
đang bày bán 169kg hàng hóa không rõ nguồn gốc, bao gồm chân gà rút xương, trứng
gà non, cánh gà và trân châu nhân dừa, với tổng trị giá hơn 13 triệu đồng.
Tại phường Thịnh
Đán: Cơ sở của bà Nguyễn Thị N bị phát hiện chứa 4.000 chiếc nem chua, 200kg
chân gà và 30kg nầm lợn đông lạnh,
với tổng trị giá lên tới 29 triệu đồng.
Kiểm tra cơ sở của bà Nguyễn Thị N bị phát hiện chứa 4.000 chiếc nem chua, 200kg chân gà và 30kg nầm lợn đông lạnh. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Toàn bộ hàng hóa tại 3 kho đều được đóng gói sơ sài trong
túi nylon, không nhãn mác, không tên thương nhân sản xuất, không xuất xứ rõ
ràng. Qua làm việc, các chủ cơ sở khai nhận đã mua hàng trôi nổi trên thị trường,
sau đó phân phối cho người tiêu dùng tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận để thu
lợi nhuận.
Toàn bộ hàng hóa tại cả 3 cơ sở đều được bao gói sẵn. Các chủ kho hàng đều khai nhận mua hàng trôi nổi trên thị trường để bán lại kiếm lời. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Đội Quản lý thị trường số 2 đã ban hành quyết định xử phạt
hành chính cả 3 cơ sở, với tổng số tiền phạt lên đến 46 triệu đồng, đồng thời
tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
3 cơ sở kinh doanh bị xử phạt hành chính với tổng số tiền là 46 triệu đồng và thực hiện tiêu huỷ toàn bộ số hàng hoá vi phạm. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Lực lượng Quản lý thị trường Thái Nguyên vừa thu giữ 17.500 sản phẩm thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc. Chủ kinh doanh bị xử phạt 16 triệu đồng, toàn bộ hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy theo quy định.
Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên phát hiện hơn 600 sản phẩm thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc tại một hộ kinh doanh ở TP Thái Nguyên, trị giá gần 25 triệu đồng.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tại Kế hoạch số 13/KH-TCQLTT ngày 22 tháng 10 năm 2024 về Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2024; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch số 14/KH-QLTTTNG ngày 25/10/2024 qua đó chỉ đạo các Đội QLTT tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm hành chính thời điểm trước, trong và sau Tết nguyên đán 2025.
Hà Nội tăng kiểm tra, thu hồi thuốc kém chất lượng, siết chặt truy xuất nguồn gốc để bảo vệ sức khỏe người dân, ngăn chặn thuốc giả, thuốc không rõ xuất xứ.
Thị trường bán lẻ khuyến mại sâu dịp lễ 30/4-1/5, cá rô phi Việt Nam bứt phá tại thị trường Mỹ, bơ đầu mùa sốt giá... là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ ngành, địa phương trên cả nước tăng cường phối hợp, khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Ngày 3/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo hai sản phẩm Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen chứa chất cấm sibutramine, yêu cầu gỡ quảng cáo, thu hồi trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu thu hồi nhiều sản phẩm thuốc và mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn thành phố, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân và đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.
Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến sản phẩm giả mạo, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát sản phẩm và hoạt động quảng cáo.