Tạm giữ số lượng lớn thực phẩm, đồ chơi không rõ nguồn gốc tại nhiều tỉnh thành
Thứ năm, 22/05/2025 16:47 (GMT+7)
Lực lượng quản lý thị trường tại Lào Cai, Ninh Bình, Ninh Thuận liên tiếp phát hiện, tạm giữ hàng nghìn sản phẩm thực phẩm, đồ chơi, quần áo không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Thực hiện các chỉ đạo khẩn của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch cao điểm của các địa phương về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, lực lượng quản lý thị trường tại nhiều tỉnh thành đã liên tiếp phát hiện, xử lý hàng loạt vụ vi phạm nghiêm trọng liên quan đến hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tại Lào Cai, ngày 21/5/2025, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 chủ trì, phối hợp với Đội Kiểm soát liên ngành 389 tỉnh tiến hành kiểm tra một điểm tập kết hàng hóa tại khu vực đường Phạm Văn Xảo, thôn Hồng Sơn, xã Vạn Hòa, TP Lào Cai. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 126 thùng cát tông với tổng cộng 9.120 cái thạch thìa hoa quả và 2.400 chai sữa chua hoa quả.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 126 thùng cát tông với tổng cộng 9.120 cái thạch thìa hoa quả và 2.400 chai sữa chua hoa quả. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai
Toàn bộ số hàng này do bà Nguyễn Thị Thanh Nga (trú tại phường Kim Tân, TP Lào Cai) đứng tên, nhưng không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ hay tài liệu nào chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Đội QLTT số 1 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ lô hàng để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Song song với đó, tại tỉnh Ninh Bình, trong hai ngày 19 và 20/5/2025, Đội QLTT số 1 phối hợp với Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao – Công an tỉnh đã kiểm tra đột xuất Hộ kinh doanh Vũ Tiến Đạt tại phường Ninh Phúc, TP Hoa Lư.
Đoàn kiểm tra phát hiện hơn 5.000 món đồ chơi trẻ em các loại có dấu hiệu nhập lậu và không rõ nguồn gốc, trị giá khoảng 300 triệu đồng. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Bình
Qua kiểm tra, đoàn phát hiện hơn 5.000 món đồ chơi trẻ em các loại có dấu hiệu nhập lậu và không rõ nguồn gốc, trị giá khoảng 300 triệu đồng. Chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp cho toàn bộ số hàng hóa. Lực lượng chức năng đã lập biên bản, niêm phong và tạm giữ toàn bộ số hàng để phục vụ công tác điều tra, xử lý.
Tình trạng kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc cũng diễn biến phức tạp trên môi trường thương mại điện tử. Tại Ninh Thuận, ngày 17/5/2025, Đội QLTT số 4 đã kiểm tra đột xuất Shop D.M do bà Ng.T.D.M làm chủ, chuyên bán hàng online qua các nền tảng Zalo và Facebook.
Lực lượng chức năng phát hiện 950 sản phẩm quần áo các loại đang được rao bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ. Ảnh: Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Ninh Thuận
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 950 sản phẩm quần áo các loại đang được rao bán nhưng không có hóa đơn, chứng từ, cũng như không có bất kỳ thông tin nào về xuất xứ hàng hóa. Toàn bộ số hàng đã bị tạm giữ để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Các vụ việc nêu trên là hồi chuông cảnh báo về tình trạng buôn bán hàng hóa trôi nổi, không đảm bảo chất lượng, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm hàng thực phẩm và đồ chơi trẻ em. Các lực lượng chức năng khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đặc biệt trong các đợt cao điểm nhằm ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
Gần 2.000 sản phẩm thời trang giả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, LV, Dior… bị lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng tạm giữ. Nhiều cửa hàng tại các tuyến phố du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Từ chân gà, thịt lợn phân hủy đến thuốc lá lậu và quần áo livestream không rõ nguồn gốc - loạt vụ vi phạm bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý trong đợt cao điểm ra quân thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Một người tiêu dùng tại Hà Nội đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, nghi ngờ hai sản phẩm thực phẩm chức năng L.M và A.M là hàng giả, gây loét dạ dày nghiêm trọng sau khi sử dụng. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Một tín hiệu tích cực vừa được phát đi từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, thêm 829 vùng trồng và 131 cơ sở đóng gói của Việt Nam đã chính thức được phê duyệt. Đây được xem là cú hích giúp ngành sầu riêng nước ta sớm lấy lại đà tăng trưởng.
Lực lượng QLTT tỉnh Hà Giang vừa phát hiện kho đông lạnh chứa hơn 3,9 tấn cổ, cánh, chân gà bốc mùi, đổi màu. Số hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm này đang chuẩn bị đưa ra thị trường.
Gần 2.000 sản phẩm thời trang giả các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, LV, Dior… bị lực lượng quản lý thị trường Đà Nẵng tạm giữ. Nhiều cửa hàng tại các tuyến phố du lịch có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Thị trường vàng trong nước và quốc tế ngày 22/5 tiếp tục chứng kiến đà tăng mạnh mẽ, khi hàng loạt yếu tố địa chính trị, chính sách tiền tệ và diễn biến từ Trung Quốc tạo nên sức ép tăng giá chưa từng có trong nhiều tuần trở lại đây.
Từ chân gà, thịt lợn phân hủy đến thuốc lá lậu và quần áo livestream không rõ nguồn gốc - loạt vụ vi phạm bị các lực lượng chức năng phát hiện và xử lý trong đợt cao điểm ra quân thực hiện Công điện 65/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.