Nghi ngờ TPCN gây chảy máu dạ dày, người tiêu dùng gửi đơn tố cáo
Thứ tư, 21/05/2025 13:35 (GMT+7)
Một người tiêu dùng tại Hà Nội đã gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng, nghi ngờ hai sản phẩm thực phẩm chức năng L.M và A.M là hàng giả, gây loét dạ dày nghiêm trọng sau khi sử dụng. Vụ việc đang được điều tra, làm rõ.
Vừa qua, Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hà Nội đã tiếp nhận đơn tố
cáo của ông Dương Hoàng Thông
(trú Gia Lâm, Hà Nội) và chuyển đến Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội để
xác minh, xử lý theo quy định. Nội dung đơn tố cáo liên quan đến hai sản phẩm thực phẩm chức năng nghi là hàng giả, có dấu hiệu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
người tiêu dùng.
Theo đơn gửi tới Phòng Cảnh sát Kinh tế, Cục An toàn Thực phẩm
(Bộ Y tế) và các cơ quan quản lý thị trường, ông Thông cho biết, ngày 18/1/2025 đã mua hai sản
phẩm thực phẩm chức năng có tên L.M và A.M tại một nhà thuốc ở
phường Phú Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Hộp thực phẩm chức năng L.M và A.M mà người tiêu dùng tố cáo nghi là hàng giả, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ảnh: NVCC
Ông Thông cho hay, ban đầu ông đến mua thuốc điều trị tiểu
đường theo đơn bác sĩ. Tuy nhiên, người bán thuốc đã khuyên dùng thêm hai loại thực phẩm
chức năng nêu trên với cam kết hỗ trợ sức khỏe và cải thiện bệnh tình. Tuy
nhiên, sau khi sử dụng, ông liên tục gặp các triệu chứng bất thường: Tụt huyết áp, hoa mắt, chóng
mặt, mất thăng bằng, thị lực mờ, đi ngoài phân đen.
Ngày 18/3, sau khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng,
ông Thông đi nội soi tại Phòng khám Đa khoa Việt Mỹ (Gia Lâm) và được chẩn đoán
chảy máu dạ dày - tá tràng, cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức. Ông được chuyển
đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Ông Thông khẳng định trong suốt quá trình điều trị, ông không
sử dụng rượu bia, chất kích thích hay thực phẩm lạ và cũng không có tiền sử về các bệnh tiêu hóa. Các triệu chứng chỉ xuất hiện
khi ông sử dụng hai sản phẩm thực phẩm chức năng kể trên.
Ông Thông đi nội soi và được chẩn đoán chảy máu dạ dày - tá tràng, cần nhập viện cấp cứu ngay lập tức. Ảnh: NVCC
Sau khi xuất viện, ông Thông vẫn còn 3 viên thực phẩm chức
năng và thử dùng lại mỗi ngày một viên. Kết quả, các triệu chứng cũ như hoa mắt,
chóng mặt, quay cuồng tái xuất hiện. Khi ngừng sử dụng, sức khỏe trở lại bình
thường.
Đáng chú ý, ông Thông phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn trên
bao bì sản phẩm như mờ nhòe, thiếu tem nhãn rõ ràng, thông tin nhà sản xuất
không minh bạch. Ông cũng đặt nghi vấn các sản phẩm này có thể chứa chất giảm
đau mạnh, khiến ông không cảm nhận được cơn đau dạ dày dù đang chảy máu trong. Đây là điều nguy hiểm đến
tính mạng.
Từ những gì trải qua, ông
Thông yêu cầu các cơ quan chức năng: Kiểm
nghiệm thành phần, nguồn gốc, chất lượng, và nhãn mác của 2 sản phẩm L.M và A.M. Đồng
thời, làm rõ hành vi tư vấn sai lệch, quảng cáo sai công dụng. Ngoài ra, ông Thông cũng đề nghị
cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh có đang buôn bán sản phẩm
không rõ nguồn gốc hay có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hiện vụ việc đang được Chi cục Quản lý thị trường TP Hà Nội
phối hợp các đơn vị liên quan tiếp nhận, xem xét, làm rõ.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân tăng cao, kéo theo cơn sốt tiêu dùng thực phẩm chức năng (TPCN), đặc biệt là hàng “xách tay”. Thế nhưng phía sau vẻ ngoài hấp dẫn và lời quảng cáo hoa mỹ là một thị trường đầy rủi ro, tiềm ẩn nguy cơ mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét buôn lậu, hàng giả; Triệt phá đường dây sản xuất hơn 100 tấn thuốc, thực phẩm chức năng giả; Việt Nam xuất khẩu tăng mạnh bạch đậu khấu,... là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Một ổ nhóm sản xuất, tiêu thụ thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá, với hơn 100 tấn hàng giả bị thu giữ, hàng trăm điểm phân phối khắp cả nước bị điều tra mở rộng.
Vụ sữa bột HIUP giả gây chấn động khi Bộ Công an khởi tố loạt lãnh đạo doanh nghiệp liên quan đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả trị giá gần 6.700 tỷ đồng. Hệ sinh thái tinh vi, quảng cáo rầm rộ, nhiều bất ngờ dần lộ diện.
Tối 19/6, TikToker Võ Hà Linh đăng tải hình ảnh thư mời tham dự hội nghị sơ kết chương trình hợp tác kiểm soát chất lượng hàng hóa - phát động chương trình tích xanh trách nhiệm thương mại điện tử.
Từ loại trái cây mùa hè quen thuộc tại các chợ quê Bắc Bộ, vải thiều Việt Nam đang vươn ra thế giới với hình ảnh một “siêu trái cây nhiệt đới”, có mặt tại hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ – từ châu Á, châu Âu tới Mỹ và châu Úc. Không chỉ được ưa chuộng vì vị ngọt mát và giá trị dinh dưỡng cao, vải thiều Việt còn gây ấn tượng bởi mức giá “đắt xắt ra miếng” ở những thị trường khó tính nhất thế giới.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ đã chuyển hồ sơ và toàn bộ tang vật sang Công an để điều tra hành vi sản xuất, buôn bán thực phẩm giả tại Công ty TNHH Yến sào Tuấn Dương & TKT, sau khi phát hiện hơn 23.000 sản phẩm yến chưng không đạt chất lượng như công bố.
Sản phẩm dinh dưỡng HIUP – vốn được quảng cáo rầm rộ như một loại “sữa bột cao cấp dành cho trẻ nhỏ” – đã bị Bộ Công an xác định là không đảm bảo thành phần như công bố, vi phạm nghiêm trọng quy định về chất lượng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng.
Cơ quan chức năng đang vào cuộc xác minh đơn tố cáo Chu Thanh Huyền - vợ cầu thủ Quang Hải - liên quan việc bán mỹ phẩm không nhãn phụ tiếng Việt, không xuất hóa đơn VAT, có dấu hiệu tiêu thụ hàng nhập lậu và trốn thuế.
Sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Ninh Bình khởi tố vụ án buôn bán thực phẩm giả liên quan đến kênh TikTok nổi tiếng “Gia đình Hải Sen”, thông tin về doanh nghiệp đứng sau sản phẩm siro ăn ngon Hải Bé – Công ty Cổ phần Bigfa – cũng dần hé lộ. Đây là doanh nghiệp sở hữu nhà máy tiêu chuẩn GMP với vốn điều lệ từng tăng lên tới 170 tỷ đồng.