Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ nhiều nội dung vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu
Thứ tư, 02/07/2025 13:07 (GMT+7)
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài chính rút kinh nghiệm việc chậm báo cáo và khẩn trương làm rõ toàn bộ quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
Theo đó, ngày
1/7/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành văn
bản số 6093/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần
Hồng Hà liên quan đến việc kiểm tra công tác lựa chọn nhà thầu gói thầu thi
công dự án xây dựng đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh
Bình Phước (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
Đề nghị Bộ Tài chính rút
kinh nghiệm
Theo chỉ đạo tại văn bản số 4755/VPCP-CN ngày 29/5/2025 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính báo cáo kết quả kiểm
tra trước ngày 10/6/2025. Tuy nhiên, đến ngày 19/6/2025, Bộ Tài chính mới gửi báo cáo là rất chậm so với thời hạn. Phó
Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị
Bộ Tài chính nghiêm túc rút kinh nghiệm.
Nội dung báo cáo và kiến nghị chưa thể hiện đúng trách nhiệm,
chức năng của cơ quan quản lý Nhà
nước về đấu thầu (không thể hiện được vai trò của cơ quan chuyên môn về quản lý
hoạt động đấu thầu); chưa thực hiện đúng quy định đối với công tác kiểm tra hoạt
động lựa chọn nhà thầu tại Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT ngày 31/12/2024 của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính); không nêu và phân tích cụ thể về Kết
quả kiểm tra và không nêu nội dung kết luận và các kiến nghị cụ thể đối với đơn
vị được kiểm tra, kiến nghị đối với các cấp có thẩm quyền.
Phó Thủ tướng Chính phủ giao tiến hành kiểm tra năng lực,
kinh nghiệm của Tổ chuyên gia, song Bộ Tài chính báo cáo chỉ kiểm tra về Chứng
chỉ đấu thầu và giao Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm bảo đảm năng lực, kinh
nghiệm của các thành viên Tổ chuyên gia... là chưa làm tròn trách nhiệm.
Tại văn bản số 4755/VPCP-CN ngày 29/5/2025 của Văn phòng
Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: "... tiến hành kiểm tra việc tổ
chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu này (nội dung Hồ sơ mời thầu, kết quả
đánh giá hồ sơ dự thầu,
việc xử lý, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu; năng lực, kinh nghiệm của Tổ
chuyên gia và các nội dung cần thiết khác)..." và tại Quyết định
1935/QĐ-BTC ngày 02/6/2025 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về kiểm tra công tác lựa
chọn nhà thầu thi công xây dựng Dự án này cũng không chỉ giới hạn "Nội
dung đánh giá "không đáp ứng" của Tổ chuyên gia" như báo cáo của
Bộ Tài chính về phạm vi kiểm tra.
Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Hải. Ảnh: VGP.
Yêu cầu Bộ Tài chính làm rõ nhiều nội dung vụ Tập đoàn Sơn Hải trượt thầu
Từ đó, Phó
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo rõ và kiến nghị cụ thể, rõ
ràng theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quy định tại Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT
nêu trên, trong đó:
Cần có nhận
xét, đánh giá đối với nội dung E-HSDT đã đảm bảo đúng quy định (đặc biệt đối với
yêu cầu về BIM có dẫn tới cách hiểu khác nhau hay không?; yêu cầu về việc chào
kỹ hiệu, mã hiệu, nhãn mác (nếu có) và xuất xứ của vật tư, thiết bị chính có
phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư 22/2024/TT-BKHĐT hay không?; yêu cầu về tiêu
chuẩn đánh giá năng lực thiết bị và đánh giá về thiết bị tại yêu cầu về mặt kỹ
thuật có đảm bảo thống nhất hay không, trường hợp nếu có sự không thống nhất
thì có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá E-HSDT và làm sai lệch kết quả lựa chọn
nhà thầu hay không?).
Quá trình
đánh giá E-HSDT của các nhà thầu của Tổ chuyên, Chủ đầu tư đã bảo đảm đúng theo
yêu cầu (E-HSDT đã bảo đảm tính chính xác, khách quan, thống nhất trong việc
đánh giá về thiết bị thi công giữa yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và yêu cầu
về kỹ thuật; giữa Báo cáo đánh giá chi tiết của Tổ chuyên gia và Báo cáo đánh
giá tổng hợp; Việc Tổ chuyên gia không làm rõ E-HSDT theo quy định tại Điều 28
Nghị định số 24/2024/NĐ-CP có đảm bảo tính chính xác về kết quả đánh giá
E-HSDT?).
Đối với
năng lực của Tổ chuyên gia: Đề nghị có nhận xét, đánh giá về năng lực, kinh
nghiệm, số lượng và yêu cầu đối với thành viên Tổ chuyên gia theo quy định của
pháp luật về đấu thầu, không chỉ yêu cầu về chứng chỉ (đặc biệt xem xét các
khía cạnh năng lực, kinh nghiệm trong việc khác nhau giữa Báo cáo đánh giá chi
tiết và Báo cáo tổng hợp; không tiến hành làm rõ E-HSDT...);
Về kết quả
lựa chọn nhà thầu: Đề nghị có nhận xét, đánh giá cụ thể về kết quả đánh giá
E-HSDT, thẩm định, trình phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (đã bảo đảm tính
chính xác, khách quan, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hay chưa và nhà
thầu được đề nghị trúng thầu đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm
và giải pháp khả thi thực hiện gói thầu theo yêu cầu về tiến độ, chất lượng?)
Có kiến nghị cụ thể, rõ ràng đối với việc xử lý tiếp theo như: tiếp tục ký kết
với nhà thầu được lựa chọn hoặc cần phải yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu, Tổ
chuyên gia hoàn thiện nội dung gì hoặc các biện pháp cần thiết khác.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng
và UBND tỉnh Bình Phước (nay là tỉnh Đồng Nai) hoàn thiện báo cáo, gửi Thủ tướng
Chính phủ trước ngày 05/7/2025. Việc chậm trễ không được
tiếp diễn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Đối với UBND tỉnh Bình Phước (nay là tỉnh Đồng Nai), Phó Thủ tướng yêu cầu chỉ đạo
Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và Tổ chuyên gia đấu thầu phối hợp chặt chẽ với Tổ
công tác của Bộ Tài chính theo Quyết định số 1935/QĐ-BTC ngày 2/6/2025, bảo đảm cung cấp đầy đủ hồ sơ,
tài liệu, thông tin liên quan.
Đồng thời, tổ chức giải quyết kịp thời các kiến nghị của nhà thầu theo đúng quy định pháp luật về đấu thầu.
Trước đó, Phó Thủ tướng đã yêu cầu thành lập tổ công tác liên bộ Tài chính – Xây dựng kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu tại dự án cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước (nay là tỉnh Đồng Nai). Yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ được đưa ra sau khi Tập đoàn Sơn Hải phản đối kết quả đấu thầu, cho rằng dù chào giá thấp hơn (732 tỷ đồng, tiết kiệm hơn 148 tỷ) vẫn bị loại, trong khi liên danh trúng thầu có giá hơn 866 tỷ đồng. UBND tỉnh Bình Phước (cũ) sau đó phản hồi, khẳng định quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu đảm bảo đúng quy định, kiến nghị của Sơn Hải không phù hợp.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 4846/VPCP - CN gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về đề xuất mở rộng 263 km cao tốc Bắc - Nam của Tập đoàn Sơn Hải.
Vượt qua những con đường đông đúc trước cửa ngõ Sài Gòn, xe chúng tôi băng băng trên đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, con đường mà cách đây hơn 10 năm, những người mơ mộng nhất cũng không hình dung ra.
Nghị quyết 68-NQ/TW phát triển kinh tế tư nhân của Bộ Chính trị được xem là "lời hiệu triệu" các doanh nghiệp tư nhân vươn lên làm chủ các dự án hạ tầng trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực đường sắt cao tốc và metro. Các chuyên gia cho rằng, doanh nghiệp tư nhân nào đáp ứng được các tiêu chí đều có thể làm dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 12 (NHNN KV 12) vừa công bố Kết luận thanh tra số 12/KL-KV12.TT đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Tây Ninh (VCB Tây Ninh).
Ngày 26/6/2025, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 12 (NHNN KV 12) đã công bố Kết luận thanh tra số 10/KLTT-KV12.TT đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương (VCB Bình Dương).
Biến động thượng tầng và đấu đá ngầm giữa các cổ đông lớn đã khiến Ngân hàng Eximbank rơi vào khủng hoảng trong hơn một thập kỷ. Sự xuất hiện mới đây của Gelex với tư cách là cổ đông lớn duy nhất được kỳ vọng sẽ làn gió mới đưa ngân hàng này về lại vị thế vốn có.
Quy mô thị trường gọi xe và giao đồ ăn ở Việt Nam năm 2024 ước đạt 4 tỷ USD (tăng 12% so với 2023) và dự kiến sẽ mở rộng lên 9 tỷ USD vào 2030, theo Báo cáo “e-Conomy SEA 2024” của Google, Temasek, Bain & Company, khiến cuộc đua giao đồ ăn qua app của Grabfood, ShopeeFood và gần đây là Xanh SM… ngày càng cạnh tranh.
Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước khu vực 12 đã ban hành Kết luận thanh tra đối với Agribank Bình Dương. Nhiều hạn chế, thiếu sót được chỉ ra trong đó có hoạt động phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố.