Thanh tra NHNN chỉ loạt tồn tại ở PGBank, làm rõ chuyển nhượng của 15 cổ đông trên 0,1% vốn
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ra thông báo kết luận tranh tra số 1446/TB-TTNH đối với Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank).
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
PGBank vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2025. Theo đó, lợi nhuận tăng vọt nhưng nợ xấu cũng “bứt tốc” và “vượt trần” 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Trong quý 2/2025, các chỉ tiêu kinh doanh chính của PGBank đều có nhiều cải thiện đáng kể.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế trong kỳ đạt 150 tỷ đồng (tăng 74 tỷ đồng), tương đương 97,4% so với quý 2/2024; lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 227 tỷ đồng, tăng 58 tỷ đồng, tương đương 34,3% so với cùng kỳ năm trước.
Lãi của PGBank cải thiện tích cực khi thu nhập lãi và các thu nhập tương tự khởi sắc (tăng 285 tỷ đồng), tương đương 33,5% lên 1.135 tỷ đồng; lũy kế nửa đầu năm tăng từ 1.700 tỷ đồng lên 2.206 tỷ đồng.
Ngoại trừ mua bán chứng khoán đầu tư, các hoạt động khác cũng đều tăng trưởng dương trong quý 2/2025.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng gấp đôi, từ 6,4 tỷ đồng lên 13,9 tỷ đồng, lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 27,4 tỷ đồng dù cùng kỳ năm trước con số này là lỗ 2,5 tỷ đồng.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối thu về khoản lãi thuần quý 2 là 29,6 tỷ đồng (quý 2/2024 lỗ 11,6 tỷ đồng), lũy kế lãi 43,1 tỷ đồng, thay thế cho khoản lỗ 11,6 tỷ đồng của 6 tháng đầu năm 2024; Lãi thuần từ hoạt động khác trong quý 2 tăng từ 20,1 tỷ đồng lên 51,9 tỷ đồng.
Cùng với lợi nhuận bứt tốc, tổng tài sản của nhà băng này cũng đi lên. Tại ngày 30/6/2025, tổng tài sản PGBank đạt 78.553 tỷ đồng, tăng 5.538 tỷ đồng, tương đương 7,6% so với cuối năm 2024.
Dù có tín hiệu rất tích cực là lợi nhuận tăng trưởng mạnh, nhưng PGBank đồng thời cũng phải đối mặt với nợ xấu đi lên và “vượt trần”.
Theo đó, tại ngày 30/6/2025, nợ xấu tại ngân hàng này đạt 1.512 tỷ đồng, tăng 451 tỷ đồng, tương đương 42,5% so với cuối năm 2024. Tỷ lệ nợ xấu lên tới 3,33%. Con số này cuối năm 2024 dù rất cao, nhưng vẫn “dưới trần” khi đạt 2,57%.
Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 129 tỷ đồng, tương đương 20,8% lên 748 tỷ đồng.
Có thể thấy, cả nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn đều có tốc độ tăng trưởng mạnh hơn chỉ tiêu cho vay khách hàng (tăng 4.086 tỷ đồng, tương đương 10%).
Nợ xấu của PGBank không chỉ dừng lại ở đó. Hồi cuối quý 2/2025, ngân hàng này còn ghi nhận 1.139 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, không đổi so với cuối năm 2024.
Đáng chú ý, dù nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn cùng tăng mạnh nhưng PGBank lại cắt giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Trong quý 2/2025, chỉ tiêu này chỉ còn 133 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng, tương đương 8,9%; lũy kế 6 tháng đầu năm tăng từ 188 tỷ đồng lên 280 tỷ đồng.
Trong hoạt động tín dụng, bất động sản và xây dựng là hai mảng được PGBank “rót vốn” khá nhiều. Tổng dư nợ tín dụng hai mảng này cuối quý 2/2025 là 10.632 tỷ đồng, chiếm 23,4% tổng cho vay khách hàng.
Trong quý 2/2025, tình hình nhân sự và lương tại PGBank khá bình ổn. Trong khi quy mô nhân sự giảm nhẹ thì thu nhập người lao động tăng nhẹ.
Cụ thể, tại ngày 30/6/2025, tổng số người lao động tại PGBank là 1.913 người, giảm 8 người với cuối năm 2024.
Trong khi đó, quý lương lại điều chỉnh nhẹ. Chỉ tiêu chi lương và phụ cấp của PGBank trong 6 tháng đầu năm đạt đạt 236 tỷ đồng, tăng nhẹ so với 223 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Như vậy, trung bình mỗi người lao động nhà băng này được trả 20,6 triệu đồng/người/tháng. Con số này có chênh lệch đáng kể so với dữ liệu PGBank tự công bố.
Theo công bố của PGBank trong báo cáo tài chính quý 2/2025, trong 6 tháng đầu năm, tiền lương bình quân của nhân viên là 22,59 triệu đồng/người/tháng, tăng so với 20,11 triệu đồng/người/tháng; Thu nhập bình quân là 26,7 triệu đồng/tháng, tăng so với 24,53 triệu đồng/người/tháng.
Trong hơn 7,5 tháng qua, cổ phiếu PGB của PGBank có xu hướng “ngược chiều” thị trường khi suy giảm nhẹ. Đóng cửa phiên 17/7, PGB dừng ở mức 14.100 đồng/CP, giảm 320 đồng/CP, tương đương 2,22% so với phiên cuối cùng của năm 2024.