Một ngân hàng tư nhân tại Việt Nam vượt mốc 1 triệu tỷ đồng tổng tài sản. Nhưng đằng sau đó, liệu bức tranh lợi nhuận có còn rực rỡ?
Techcombank - ngân hàng gắn liền với
tên tuổi tỷ phú Hồ Hùng Anh vừa đi vào lịch sử ngành tài chính Việt khi trở
thành ngân hàng tư nhân đầu tiên đạt tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng. Cột mốc
này đánh dấu bước trưởng thành của một nhà băng từng bị xem là “kẻ
ngáng đường” trong cuộc đua giữa các ông lớn quốc doanh.
Techcombank vừa đi vào lịch sử ngành tài chính Việt khi trở thành ngân hàng tư nhân đầu tiên đạt tổng tài sản hơn 1 triệu tỷ đồng. Ảnh: Sepay
Theo báo cáo tài chính quý 2/2025, tại
thời điểm 30/6, tổng tài sản Techcombank đạt 1,03 triệu tỷ đồng, tăng 6% so với
đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt hơn 710.000 tỷ đồng, tăng
trưởng tới 12,4% - mức tăng cho thấy chiến lược “dồn lực cho tín dụng” đang
được nhà băng này đẩy mạnh trở lại.
Song hành với đà mở rộng quy mô là một
vài điểm đáng chú ý: Tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ lên 1,32%, và lợi nhuận lại đi
lùi.
Mặc dù quý 2 ghi nhận lợi nhuận trước
thuế đạt 7.898 tỷ đồng, tăng gần 1% so với cùng kỳ, nhưng lũy kế 6 tháng đầu
năm lại giảm 3,15%, chỉ còn 15.135 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 12.361 tỷ
đồng, thấp hơn 1,5% so với nửa đầu năm ngoái.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thu
nhập lãi thuần - nguồn sống chính của ngân hàng sụt giảm gần 3%, trong khi chi
phí huy động tăng mạnh. Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (chứng chỉ tiền
gửi, trái phiếu) tăng, kéo theo chi phí lãi phải trả tăng theo, làm “ăn mòn”
biên lợi nhuận.
Các mảng dịch vụ, vốn từng là điểm
sáng của Techcombank cũng gặp khó. Lãi thuần từ dịch vụ, kinh doanh ngoại hối
và mua bán chứng khoán đều tăng trưởng âm, cho thấy thị trường tài chính vẫn
đang trong giai đoạn “dò đá qua sông” sau nhiều biến động.
Dẫu vậy, với kế hoạch lợi nhuận trước
thuế cả năm 2025 là 31.500 tỷ đồng, Techcombank hiện đã hoàn thành được 48% chỉ
tiêu. Nếu giữ được phong độ, đây vẫn là một trong những ngân hàng có lợi nhuận
cao nhất hệ thống.
Không thể phủ nhận đạt quy mô tài sản
hơn 1 triệu tỷ đồng là dấu ấn cực kỳ lớn với một ngân hàng tư nhân, đủ để “đối đầu” các “ông lớn” như Vietcombank, BIDV hay VietinBank.
Nhưng quy mô lớn đồng nghĩa áp lực
điều hành cũng không nhỏ. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao kéo theo rủi ro nợ
xấu nếu thị trường bất động sản, sản xuất, tiêu dùng không hồi phục kịp.
Techcombank sẽ phải rất cẩn trọng trong việc giữ cân bằng giữa mở
rộng và quản trị rủi ro.
Ngoài ra, trong bối cảnh thị trường
vốn còn trồi sụt, chi phí huy động tăng cao đang là gánh nặng thực sự. Nhiều
chuyên gia lo ngại biên lãi thuần (NIM) của ngân hàng sẽ còn bị siết chặt nếu
lãi suất không được điều tiết hợp lý.
Một điểm cần lưu ý: Techcombank là
ngân hàng có truyền thống đồng hành cùng các tập đoàn bất động sản lớn. Dù
không công bố cụ thể tỷ lệ dư nợ bất động sản, nhưng nhà băng này được cho là
vẫn có mức độ "phụ thuộc" nhất định vào dòng vốn địa ốc.
Trong giai đoạn tới, nếu thị trường
bất động sản chưa thực sự phục hồi, áp lực nợ xấu có thể khiến Techcombank phải
trích lập dự phòng nhiều hơn, ảnh hưởng tới lợi nhuận ròng.
Cán mốc 1 triệu tỷ đồng tổng tài sản,
Techcombank đã ghi tên mình vào danh sách những ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
Tuy nhiên, quy mô không phải là tất cả. Để duy trì vị thế và sức khỏe tài chính
ổn định, ngân hàng này sẽ cần bước đi khôn ngoan hơn bao giờ hết, đặc biệt là
trong nửa cuối năm 2025, khi thị trường còn nhiều ẩn số.
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank, mã chứng khoán: TCB) vừa có Quyết định về việc miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc đối với ông Phan Thanh Sơn để nhận nhiệm vụ công việc mới kể từ ngày 26/6/2025.
Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông năm 2025 trình thông qua nhiều nội dung quan trọng.
Nửa đầu năm 2025, nhiều công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận sụt giảm đáng kể, thậm chí có đơn vị chuyển từ lãi sang lỗ, trong đó phải kể đến chứng khoán APG, ORS, APS, EVS...
Tới cuối quý 2/2025, Techcombank dành hơn 222.000 tỷ đồng cho vay bất động sản. Cùng đó, nhà băng này ghi nhận cả nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh.
PGBank vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2025. Theo đó, lợi nhuận tăng vọt nhưng nợ xấu cũng “bứt tốc” và “vượt trần” 3% do Ngân hàng Nhà nước quy định.
Sáng 27/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập trung tâm tài chính tuốc tế tại Việt Nam, với 438 trên tổng số 447 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Nghị quyết chính thức có hiệu lực từ ngày 1/9/2025.
Hôm nay (10/3), giá vàng nhẫn trơn tại các công ty vàng bạc chạm mốc 93,5 triệu đồng/lượng, tăng từ 7,3 đến 7,5 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với đầu năm. Trong khi đó, giá vàng thế giới có xu hướng giảm.