Triệu tập đối tượng chửi bới, dùng chân đạp nhân viên y tế
Công an tỉnh Phú Thọ triệu tập đối tượng có hành vi hành hung nhân viên y tế tại Trung tâm y tế huyện Thanh Ba để xử lý theo quy định của pháp luật.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Theo chuyên gia, việc các y, bác sĩ trang bị các kỹ năng phòng vệ là điều rất cần thiết, mục đích là để xử lý xung đột, điều tiết tâm lý và kỹ thuật thoát thân.
Chỉ trong thời gian ngắn, liên tiếp xảy ra các vụ nhân viên y tế bị hành hung khi đang làm nhiệm vụ.
Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định, một nam nhân viên y tế vừa bị người nhà bệnh nhân đánh tới tấp vào đầu ngay trong bệnh viện. Trước đó, cuối tháng 4, khi các bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Ba (Phú Thọ) đang khẩn trương cứu một ca nguy kịch, họ bất ngờ bị chửi bới, thậm chí bị đạp, đá khi đang ép tim cứu người.
Họ đi cứu người – nhưng lại trở thành nạn nhân. Đây không chỉ là hành vi bạo lực, mà còn là sự xúc phạm nghiêm trọng với nghề y.
Sau hàng loạt vụ bác sĩ bị người nhà bệnh nhân hành hung, Thượng tá, Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học gọi đây là “chỉ dấu cảnh báo” về sự xuống cấp trong đạo đức xã hội và khủng hoảng niềm tin vào ngành y.
Theo ông Hiếu, trong tình huống người thân nguy kịch, cảm xúc dâng cao cộng với định kiến lâu nay về y tế công dễ khiến một số người mất kiểm soát, dẫn tới hành vi bạo lực. Ông phân tích ba nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này:
"Thứ nhất, ở bình diện tâm lý, người thân bệnh nhân thường rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, dễ chuyển sang trạng thái kích thích, giận dữ nếu cảm thấy bác sĩ "thờ ơ" hay không tận tâm.
Thứ hai, mặt xã hội, nhiều người dân mang trong mình định kiến tiêu cực với y tế công, coi bác sĩ là người "khó tiếp cận" hoặc "vô cảm" trước đau khổ của bệnh nhân, dẫn đến hành vi phản ứng tiêu cực khi có mâu thuẫn.
Thứ ba, từ góc độ quản trị, việc thiếu quy trình giải thích, truyền thông nội bộ kịp thời từ phía nhân viên y tế, kết hợp với thiếu lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp, càng khiến nguy cơ bạo lực tăng cao", Thượng tá Hiếu phân tích.
Ông cũng chỉ ra: thái độ thiếu nhẫn nại, kỹ năng giao tiếp hạn chế của một số y bác sĩ có thể là "chất xúc tác", nhưng không phải nguyên nhân cốt lõi. Gốc rễ nằm ở một hệ sinh thái quản lý chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn.
Để ngăn chặn bạo lực, Thượng tá Hiếu đề xuất giải pháp đa tầng: từ tăng cường lực lượng bảo vệ, huấn luyện kỹ năng giao tiếp, xử lý xung đột cho y bác sĩ, đến việc có chế tài pháp lý đủ mạnh. Ông nhấn mạnh: hành vi hành hung bác sĩ cần bị xử lý hình sự, không thể chỉ dừng ở xử phạt hành chính.
Bên cạnh đó, y bác sĩ cũng cần được tập huấn kỹ năng phòng vệ - không phải theo hướng “đối kháng thể chất”, mà là khả năng kiểm soát tình huống, thoát hiểm an toàn trong môi trường đặc thù như bệnh viện.
“Tôi từng được mời tập huấn tại nhiều bệnh viện, có nơi dạy võ cho bác sĩ. Đó không chỉ là kỹ năng tự vệ, mà còn là cách rèn luyện sức bền, tinh thần và sự chuyên nghiệp của ngành y hiện đại”, ông Hiếu chia sẻ.
Tạm giữ hình sự nam thanh niên hành hung điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Nam Định
Ngày 8-5, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đã tạm giữ hình sự đối với nam thanh niên hành hung điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định để điều tra về hành vi "gây rối trật tự công cộng".
Nam thanh niên là N.V.T. (33 tuổi, trú tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định), có bố điều trị tại bệnh viện này từ chiều 25-4.
Sáng 4-5, sức khỏe của bố anh T. chuyển biến xấu, được chuyển đến khoa hồi sức tích cực - chống độc để cấp cứu.
Trong lúc các nhân viên y tế đang cấp cứu, anh T. đã dùng tay đánh, đấm vào vùng mặt, vùng gáy của anh N.V.H. - là điều dưỡng viên được phân công lịch trực theo dõi cho bố anh T.
Theo lời khai ban đầu, nguyên nhân vụ việc do anh T. cho rằng điều dưỡng viên H. đã chậm trễ trong việc can thiệp y tế khi tình trạng của bố anh chuyển biến xấu.
Sau khi cùng gia đình tổ chức xong tang lễ cho bố, anh T. đã đến Công an phường Năng Tĩnh để làm việc vào sáng 7-5.