Bắc Giang: 15 giáo viên bị phát hiện dùng bằng, chứng chỉ giả
Gần đây, Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố 2 giáo viên trên địa bàn huyện Lạng Giang có hành vi làm giả văn bằng cho 15 người khác.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Gần 1/3 giáo viên công lập TP HCM chỉ đạt trình độ tiếng Anh dưới B1 (dưới chuẩn tốt nghiệp theo quy định), dấy lên những lo ngại về việc giáo viên buộc phải đi học lại.
Sáng 8/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM thông tin về kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh đối với 50.300 giáo viên công lập từ cấp tiểu học đến Trung học Phổ thông (THPT) trên địa bàn thành phố. Theo đó, tổng số khảo sát gồm hơn 22.000 giáo viên tiểu học, 18.000 giáo viên Trung học Cơ sở và hơn 8.000 giáo viên THPT. Trong đó, khoảng 4.700 người là giáo viên bộ môn tiếng Anh, số còn lại giảng dạy các môn học khác.
Kết quả khảo sát được đánh giá là "có độ tin cậy" đối với các giáo viên tiếng Anh; Giáo viên các môn học khác nếu kết quả khảo sát bằng hoặc lệch một bậc so với chứng chỉ đã đạt; Giáo viên môn khác không có chứng chỉ ngoại ngữ nhưng kết quả khảo sát trên hệ thống đạt dưới B1 (A1, A2).
Những trường hợp được xếp vào nhóm "chưa đủ độ tin cậy" là giáo viên các môn học khác tiếng Anh có kết quả khảo sát lệch hai bậc so với chứng chỉ đã đạt, đồng thời thời gian làm bài kiểm tra ngắn.
Trường hợp "chưa có thông tin tin cậy" áp dụng cho những giáo viên không xác định được môn giảng dạy và chứng chỉ đã có, nhưng kết quả khảo sát lại đạt từ B2 trở lên.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT TP HCM, phân tích dữ liệu từ nhóm đáng tin cậy cho thấy, đáng chú ý có tới 31% giáo viên đang ở trình độ A1 và A2 - hai bậc thấp nhất trong khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc.
Bên cạnh đó, 41% giáo viên đạt trình độ B1, và chỉ có 28% đạt từ B2 trở lên.
Do vậy, trình độ tiếng Anh của giáo viên tiểu học và THCS khá tương đồng, với khoảng 30–33% có trình độ dưới B1, 38–43% đạt B1 và 27–29% từ B2 trở lên.
Ở bậc THPT, không có giáo viên nào đạt C2, nhưng có đến 45% đạt B2 và C1 (cao hơn so với tiểu học và THCS); Khoảng 30% giáo viên THPT vẫn ở dưới B1.
Sự chênh lệch rõ rệt giữa giáo viên tiếng Anh và giáo viên các môn khác: 8% giáo viên tiếng Anh đạt C2 và 45% đạt C1, trong khi giáo viên các môn khác không ai đạt C2 và chỉ 2% đạt C1.
Nếu không tiến hành phân tích và lọc dữ liệu, việc đánh giá chung có thể dẫn đến những nhận định sai lệch. Ví dụ, nếu tính toán trên toàn bộ dữ liệu khảo sát, chỉ có 17% giáo viên có trình độ dưới B1, thấp hơn nhiều so với con số 31% ở nhóm dữ liệu tin cậy. Tương tự, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ B2 và C1 (lần lượt là 28% và 29%) sẽ cao gấp đôi so với khi chỉ xét nhóm dữ liệu đáng tin cậy.
Theo Luật Giáo dục, từ năm 2020, giáo viên từ bậc tiểu học trở lên phải có bằng đại học và đạt chuẩn ngoại ngữ tương đương B1 theo khung châu Âu mới được tốt nghiệp. Kết quả khảo sát năng lực tiếng Anh vừa qua tại TP HCM đã dấy lên những lo ngại trong giáo viên về việc buộc đi học lại nếu không đạt chuẩn.
Cuộc khảo sát tiếng Anh được tổ chức cuối tháng 4, dưới hình thức trực tuyến trong 90 phút, gồm kỹ năng nghe, đọc, viết theo khung CEFR từ A1 đến C2. Đề khảo sát do Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge thiết kế.