Nâng cao toàn diện về năng suất cho doanh nghiệp
Theo các chuyên gia, năng suất không còn là một khái niệm mới mẻ, hiện nay, ba hình thức năng suất khác nhau đã được hầu hết các nhà nghiên cứu và thực hành năng suất chấp nhận rộng rãi, bao gồm: năng suất tổng hợp là tỷ lệ giữa tổng sản lượng với tất cả các yếu tố đầu vào; năng suất nhân tố tổng hợp là tỷ lệ giữa tổng sản lượng trên tổng số lao động liên quan và các yếu tố đầu vào khác; năng suất một phần là tỷ lệ giữa tổng sản lượng đầu ra với một loại đầu vào.
Thông tin với báo chí, PGS.TS. Phạm Ngọc Tuấn - Chuyên gia về năng suất chất lượng, cho biết, theo phân tích một số định nghĩa về năng suất cho thấy, năng suất là mối quan hệ giữa số lượng đầu ra (hàng hóa và dịch vụ được sản xuất) và số lượng đầu vào (bao gồm các nguồn lực như lao động, vật liệu, máy móc và năng lượng) được sử dụng trong sản xuất.
Nâng cao toàn diện về năng suất cho doanh nghiệp
Trong định nghĩa "năng suất = hiệu quả x hiệu suất x hiệu năng": hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả đạt được và tổng số nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó; hiệu suất là tỷ lệ giữa thời gian và nguồn lực đã sử dụng để hoàn thành công việc; hiệu năng là tỷ lệ giữa khả năng hoạt động thực tế của hệ thống và khả năng hoạt động trong điều kiện tối ưu nhất.
Qua phân tích một số khái niệm, định nghĩa, thuật ngữ, và ý kiến về năng suất của một số chuyên gia và tổ chức, ông Tuấn lưu ý, năng suất theo cách tiếp cận mới một cách chung nhất và cơ bản nhất hiện nay nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí trong mọi hình thức (giảm lãng phí chứ không phải là giảm đầu vào); năng suất là làm việc thông minh hơn chứ không phải vất vả hơn. Tăng năng suất đồng nghĩa với sự đổi mới, sáng tạo và cải tiến liên tục. Trong thực tế, những cải tiến được tạo ra từ những thay đổi trong thiết kế, sản xuất, giao hàng,… Đây là những thay đổi cần phải có do ảnh hưởng của các yếu tố như công nghệ, quản lý, yêu cầu về sản phẩm và phương pháp làm việc.
Đạt được năng suất cao hơn là một trong những mục tiêu chính của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào. Điều này mang lại những lợi ích thiết thực như chi phí sản xuất giảm; tăng lợi thế cạnh tranh; tăng khối lượng bán hàng; lợi nhuận tăng; sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn; sự hài lòng của khách hàng được cải thiện;…
Để tăng năng suất và chất lượng cho doanh nghiệp, hàng loạt nội dung về các giải pháp và công cụ đã được đề cập và trao đổi. Cụ thể như bảy công cụ kiểm soát chất lượng; sản xuất tinh gọn; sáu Sigma; Kaizen; 5S; KPI; một số công cụ đổi mới; phương pháp giải quyết vấn đề sáng tạo; lý thuyết giải quyết các bài toán sáng chế; công thái học trong cải tiến sản phẩm, hệ thống và môi trường làm việc; quản lý dự án; quản lý và cải tiến quy trình; siêu tập trung; trí tuệ nhân tạo; tư duy thiết kế; trí tuệ cảm xúc;...
Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) là một trong những công nghệ 4.0 có thể cung cấp cho doanh nghiệp những công cụ cần thiết để tối ưu hóa quy trình sản xuất, giảm lãng phí và tăng hiệu quả; tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao tính linh hoạt, cải thiện tính minh bạch của chuỗi cung ứng.
Bằng cách cung cấp thông tin chi tiết và đề xuất dựa trên phân tích dữ liệu thời gian thực, AI có thể giúp doanh nghiệp cải thiện quá trình ra quyết định, xác định các lĩnh vực cần cải thiện và thực hiện các điều chỉnh để tối ưu hóa quy trình; phát hiện các lỗi trong thời gian thực và thực hiện các điều chỉnh để cải thiện chất lượng sản phẩm. AI cũng có thể được sử dụng để tạo ra những ý tưởng và đổi mới (tạo ra các thiết kế mới hoặc tối ưu hóa các thiết kế hiện có), giúp các sản phẩm và quy trình được cải tiến.
Nâng cao năng suất toàn diện cho doanh nghiệp đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa công nghệ, con người và quy trình. Một chiến lược toàn diện, bền vững và liên tục cải tiến sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tăng trưởng nhanh chóng mà còn vững mạnh trong dài hạn.
Tập đoàn Vingroup với lĩnh vực kinh doanh bao gồm những sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp như: bất động sản; du lịch và vui chơi giải trí; bán lẻ; y tế; giáo dục; nông nghiệp và công nghiệp nặng. Vingroup áp dụng chiến lược nâng cao năng suất toàn diện thông qua việc chuyển đổi số mạnh mẽ, tự động hóa quy trình sản xuất và tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Công ty chú trọng vào đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các hoạt động sản xuất và quản lý.
Thời gian qua, việc Vingroup đồng loạt có 6 thương hiệu thuộc cả 3 lĩnh vực gồm Công nghệ - Công nghiệp (VinFast), Thương mại - Dịch vụ (Vinhomes, Vinpearl, Vincom Retail), Thiện nguyện xã hội (Vinschool, Vinmec) nằm trong Top 100 khẳng định sức mạnh thương hiệu, chiến lược phát triển bền vững và vị thế dẫn dắt thị trường trong các lĩnh vực đang hoạt động, góp phần tăng cường tính cạnh tranh của thương hiệu Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.
-
Ngành chế biến gỗ dự thu 17 tỷ USD, xuất siêu 13,11 tỷ USD
-
Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng khẳng định sự phục hồi mạnh mẽ
-
Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam
-
Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng quy mô 20.000ha
-
Xuất siêu hơn 24 tỷ USD sau 11 tháng
-
GDP bình quân đầu người năm 2025 đạt 4.900 USD