Năm 2024, người Việt lương trung bình 5,4 triệu đồng, tiêu 3 triệu đồng/tháng
Thứ hai, 19/05/2025 16:10 (GMT+7)
Năm 2024, thu nhập bình quân người/tháng theo giá hiện hành đạt 5,4 triệu đồng, trong khi đó mỗi người chi tiêu trung bình gần 3 triệu đồng/tháng.
Theo số liệu kết quả chính của Khảo sát mức sống dân cư năm 2024 của Cục Thống kê, thu nhập bình quân của người dân tiếp tục được cải thiện, tăng cả ở khu vực thành thị và nông thôn.
Thu nhập bình quân người/tháng đạt 5,4 triệu đồng
Mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường với
nhiều yếu tố rủi ro, bất định nhưng kinh tế xã hội Việt Nam đạt được
nhiều kết quả tích cực, theo đó đời sống Nhân dân được cải thiện hơn
so với năm trước. Thu nhập bình quân người/tháng năm 2024 theo giá hiện hành đạt 5,4 triệu đồng, tăng 9,1%
so với năm 2023, cao hơn tốc độ tăng thu nhập của năm 2023 so với năm 2022
(6,2%).
Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2014-2024. Đơn vị tính: Nghìn đồng. (Nguồn: Cục Thống kê)
Thu nhập bình quân người/tháng năm 2024 ở khu vực thành thị đạt 6,9 triệu đồng (tăng
10,1% so với năm 2023), gấp hơn 1,5 lần khu vực nông thôn đạt 4,5 triệu đồng,
tăng 8,0% so với năm 2023.
Trong năm 2024, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân
người/tháng cao nhất ở
mức gần 7,1 triệu đồng. Vùng có thu nhập bình quân người 1 tháng thấp nhất là
Trung du và miền núi phía Bắc chỉ gần 3,8 triệu đồng.
Nhóm hộ có thu nhập cao nhất (nhóm gồm 20% dân số có thu nhập
cao nhất – nhóm 5) bình quân người/ tháng đạt 11,8 triệu đồng cao gấp 7,4 lần so với nhóm hộ có thu
nhập thấp nhất (nhóm gồm 20% dân số có thu nhập thấp nhất - nhóm 1) với thu nhập bình quân chỉ đạt
1,6 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2024, tỷ trọng thu từ tiền công, tiền lương trong thu nhập
chiếm 55,7%, tăng 0,5 điểm phần trăm so với năm 2023 (55,2%). Tỷ trọng thu từ
hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản duy trì ở mức 10,5%. Tuy nhiên, tỷ trọng
thu từ hoạt động phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 22,8%, giảm 1,6 điểm phần
trăm so với năm 2023 (24,4%).
Mỗi người chi tiêu bình quân gần
3 triệu đồng/tháng
Năm 2024, chi tiêu trung bình của người dân tăng trở lại và tăng
chủ yếu ở khu vực thành thị. Chi tiêu bình quân người/tháng đạt gần 3 triệu đồng, tăng 6,5%
so với 2022, trung bình 1 năm trong giai đoạn 2022-2024 tăng 3,2%.
Chi tiêu
bình quân người/tháng ở khu vực thành thị đạt gần
3,8 triệu đồng (tăng 15,4% so với năm 2022), trong khi đó chi tiêu bình
quân người/tháng ở khu
vực nông thôn không tăng, ở mức xấp xỉ 2,5 triệu đồng, giảm nhẹ 0,3% so
với năm 2022.
Cụ thể, mức
chi đời sống bình quân người/tháng là 2,8 triệu đồng năm 2024, chiếm 94,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình, tăng 5,5%
so với năm 2022. Trong đó, chi cho ăn uống gần 1,4 triệu đồng (tăng 7,3%
so với 2022) và chi không phải cho ăn uống hơn 1,4 triệu đồng (tăng 3,8%
so với năm 2022).
Chi tiêu bình quân 1 người 1 tháng chia theo thành thị, nông thôn giai đoạn 2014-2024. Đơn vị tính: Nghìn đồng. (Nguồn: Cục Thống kê)
Sự chênh lệch trong chi tiêu đời sống bình quân người/tháng giữa nhóm hộ có thu
nhập cao nhất (nhóm 5) và nhóm hộ có thu nhập thấp nhất (nhóm 1) trong năm 2024
là 3,1 lần (hơn 4,5 triệu đồng so với gần 1,5 triệu đồng).
Về
tiêu dùng gạo và lương thực quy gạo (tiêu dùng gạo) tiếp tục giảm với lượng gạo
tiêu thụ bình quân 1 người 1 tháng là 6,5 kg, giảm 0,4 kg so với năm 2022. Các
hộ gia đình sống ở khu vực nông thôn tiêu thụ nhiều gạo hơn so với các hộ gia
đình ở khu vực thành thị (7,1 kg so với 5,5 kg/người/tháng).
Những hộ gia đình thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất có lượng
gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm có thu nhập cao nhất
(7,3 kg so với 5,9 kg/người/tháng). Xu hướng này ngược lại đối với lượng
tiêu thụ thịt các loại, những hộ gia đình thuộc nhóm có thu nhập cao nhất
tiêu thụ nhiều thịt hơn so với nhóm có thu nhập thấp nhất (3,2 kg so với
2,0 kg/người/tháng).
Lượng tiêu thụ rượu bia, đồ uống khác (nước có ga, nước ngọt…)
trong năm 2024 giảm so với năm 2022, rượu bia giảm từ 1,2 lít/người/tháng năm
2022 xuống còn 0,9 lít/người/tháng năm 2024 và đồ uống khác giảm từ 2,1 lít/người/tháng
năm 2022 xuống 1,9 lít/người/tháng năm 2024.
Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển Thị trường trong nước (Bộ Công thương) Bùi Nguyễn Anh Tuấn nhận định, để đạt tăng trưởng GDP 8%, tiêu dùng nội địa cần tăng 12%, đồng nghĩa với mỗi người dân, doanh nghiệp phải chi tiêu gấp rưỡi so với năm ngoái.
Với lời hứa về sự tiện lợi và linh hoạt, "mua trước, trả tiền sau" (Buy Now, Pay Later - BNPL) nhanh chóng thu hút một lượng lớn người dùng, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau sự hấp dẫn đó là những lo ngại về khả năng kiểm soát chi tiêu và nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ nần.
Công an tỉnh Bắc Giang vừa khởi tố một chủ cơ sở sản xuất giá đỗ vì sử dụng chất kích thích tăng trưởng bị cấm trong quá trình sản xuất. Chỉ trong vài tháng, cơ sở này đã tung ra thị trường khoảng 60 tấn giá đỗ “ngậm” hóa chất độc hại.
Các bộ, ngành, địa phương phải tiến hành kiểm tra ngay khi người dân phản ánh có tình trạng buôn bán, sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
Ngày 19/5, Chi cục QLTT tỉnh Thái Bình cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Bình đã phối hợp với công an địa phương kiểm tra và phát hiện một hộ kinh doanh đang lưu trữ hơn 300kg thực phẩm đông lạnh không có hóa đơn, chứng từ. Toàn bộ số hàng đã bị tiêu hủy theo quy định pháp luật.
Trong bối cảnh thị trường dược phẩm ngày càng phức tạp, Sở Y tế TP HCM vừa công bố hàng loạt sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh doanh thuốc. Theo đó, 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả đã bị phát hiện trong đợt kiểm tra mới nhất, kéo theo 147 cơ sở vi phạm khác bị xử phạt với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng.
Lực lượng quản lý thị trường và công an tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện một xưởng may sản xuất lượng lớn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Dior, Burberry, Dolce & Gabbana... với số lượng lên tới hàng chục nghìn sản phẩm.