Tổng thống Trump đe dọa sẽ áp thuế 100% đối với Nga
Tổng thống Trump vừa đưa ra một lời đe dọa cứng rắn nhắm vào Nga. Moscow sẽ có 50 ngày để đạt thỏa thuận hòa bình với Ukraine, nếu không sẽ phải đối mặt với mức thuế 100% từ Mỹ.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Tổng thống Trump vừa đưa ra lời đe dọa mới nhất nhắm vào Nga, nếu không có thỏa thuận hòa bình trong 50 ngày, Mỹ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp lên các quốc gia mua năng lượng của Nga.
Trong một động thái có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến kinh tế chống lại Nga, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố các biện pháp trừng phạt thứ cấp. Lời đe dọa này không chỉ nhắm vào Moscow mà còn trực tiếp gây áp lực lên các đối tác thương mại lớn nhất của Nga, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đẩy họ vào một tình thế vô cùng khó xử.
Trong cuộc gặp với Tổng thư ký NATO Mark Rutte, ông Trump đã chỉ trích sự Tổng thống Nga Vladimir Putin và đặt ra một thời hạn 50 ngày để cuộc chiến ở Ukraine phải kết thúc. Nếu không, ông tuyên bố sẽ áp dụng cái mà ông gọi là "thuế quan 100%".
Sau đó, Nhà Trắng đã làm rõ rằng, thuật ngữ mà Tổng thống sử dụng thực chất là để chỉ các "biện pháp trừng phạt thứ cấp" (secondary sanctions). Đây là một công cụ vô cùng mạnh mẽ trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Không giống như các lệnh trừng phạt trực tiếp nhắm vào một quốc gia, các biện pháp trừng phạt thứ cấp nhắm vào các quốc gia, công ty hoặc cá nhân ở bên thứ ba có giao dịch với quốc gia bị trừng phạt. Về cơ bản, nó buộc thế giới phải lựa chọn, hoặc là kinh doanh với Mỹ, hoặc là kinh doanh với quốc gia bị Mỹ trừng phạt.
Trước đây, Mỹ đã sử dụng rất thành công công cụ này để cô lập Iran và gây áp lực lên các quốc gia mua vũ khí của Nga. Hầu hết các tổ chức tài chính toàn cầu vì lo sợ bị cắt đứt khỏi hệ thống tài chính Mỹ, đã phải tuân thủ và ngừng giao dịch với các đối tượng bị trừng phạt.
Nếu Mỹ thực sự kích hoạt các biện pháp trừng phạt thứ cấp, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hai gã khổng lồ châu Á này hiện là những khách hàng mua năng lượng lớn nhất của Nga. Dầu mỏ của Nga chiếm tới 35% tổng lượng nhập khẩu của Ấn Độ và 19% của Trung Quốc.
Đặc biệt, Ấn Độ từ lâu đã bị phương Tây chỉ trích vì đã mua dầu thô giá rẻ của Nga, tinh chế và sau đó tái xuất khẩu các sản phẩm như xăng và dầu diesel sang chính các nước phương Tây, một hành động được cho là làm suy yếu hiệu quả của các lệnh trừng phạt.
Ấn Độ đã lên tiếng phản bác, cho rằng việc họ mua dầu Nga thực chất đang giúp ổn định thị trường năng lượng toàn cầu. Họ lập luận rằng, nếu không có nguồn cung từ Nga, các quốc gia khác sẽ phải tranh giành các nguồn cung còn lại từ Trung Đông và châu Phi, điều này sẽ đẩy giá dầu tăng vọt.
Lời đe dọa của ông Trump đã đặt ra một bài toán địa chính trị và kinh tế vô cùng phức tạp. 50 ngày tới sẽ là khoảng thời gian đầy căng thẳng, không chỉ đối với Nga và Ukraine mà còn đối với cả Trung Quốc và Ấn Độ. Họ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế từ việc mua năng lượng giá rẻ của Nga và nguy cơ bị trừng phạt bởi siêu cường kinh tế số một thế giới. Kết quả của ván cờ này sẽ định hình lại dòng chảy năng lượng và cán cân quyền lực toàn cầu.