Đồng sáng lập Instagram đã đưa ra những bằng chứng cho thấy Mark Zuckerberg cố tình khiến Instagram phát triển chậm lại vì lo ngại ảnh hưởng đến Facebook.
Tại phiên tòa chống độc quyền giữa Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và Meta diễn ra ngày 22/4 ở Washington D.C., ông Kevin Systrom, đồng sáng lập Instagram, cáo buộc Mark Zuckerberg - CEO Meta cố tình hạn chế sự phát triển của Instagram sau khi mua lại ứng dụng này năm 2012 với giá 1 tỷ USD.
Systrom cho biết thay vì hỗ trợ Instagram phát triển, Zuckerberg lo ngại nền tảng mạng xã hội chuyên về hình ảnh này sẽ đe dọa vị thế của Facebook. Ông tiết lộ Meta đã cắt giảm các khoản đầu tư, đồng thời ngăn cản các tính năng tích hợp chéo giữa hai nền tảng.
Ông Systrom dẫn chứng số liệu vào năm 2018 khi Instagram đạt 1 tỷ người dùng, chiếm khoảng 40% quy mô của Facebook, nhưng đội ngũ nhân sự của Instagram chỉ có khoảng 1.000 người, trong khi Facebook có tới 35.000 nhân viên.
Nhà đồng sáng lập Instagram Kevin Systrom đã làm chứng hôm 22/4/2025. Ảnh: TechCrunch
Systrom nhấn mạnh Zuckerberg xem Instagram là mối đe dọa. Trong khi Facebook đầu tư mạnh vào video với đội ngũ 300 nhân viên, Instagram không nhận được hỗ trợ nào cho mảng này. Các vấn đề như quyền riêng tư hay phát triển tính năng mới để cạnh tranh với Snapchat cũng bị Meta bỏ qua, khiến Instagram ngày càng thụt lùi.
Về phía Meta, công ty này đã bác bỏ các cáo buộc và khẳng định đã đầu tư đáng kể vào Instagram, bao gồm nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phát triển hệ thống quảng cáo và các công cụ hỗ trợ tăng trưởng người dùng. Tuy nhiên, Systrom cho rằng trước khi được Facebook mua lại, Instagram đã có một nền tảng hạ tầng ổn định và khả năng kiểm soát các bài đăng rác hiệu quả, và hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ mà không cần sự hỗ trợ từ Meta.
Phiên tòa giữa FTC và Meta đang thu hút sự chú ý lớn trong ngành công nghệ, khi FTC cáo buộc Meta mua lại Instagram và WhatsApp nhằm loại bỏ các đối thủ tiềm năng và duy trì vị thế độc quyền trong lĩnh vực mạng xã hội. Nếu FTC thắng kiện, Meta có thể phải tách Instagram và WhatsApp thành các công ty độc lập.
Trình duyệt Chrome của Google có thể bị bán nếu Bộ Tư pháp Mỹ thắng kiện chống độc quyền. Dù chưa có phán quyết cuối cùng, nhiều "ông lớn" công nghệ như OpenAI, Perplexity và Yahoo đã sớm chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm sở hữu nền tảng với hàng tỷ người dùng toàn cầu.
Một trong những trọng tâm của sự kiện Gaming On TikTok Hanoi Summit 2025 là giới thiệu các công cụ và giải pháp mới giúp các nhà phát hành game tối ưu hóa.
Tay nắm cửa ẩn, màn hình cảm ứng trung tâm, vô lăng bán nguyệt hay cần số điện tử... đều được coi là xu hướng tương lai. Nhưng khi đưa vào sử dụng thực tế, không ít người dùng lại cảm thấy khó chịu vì sự bất tiện mà chúng mang lại.
Trình duyệt Chrome của Google có thể bị bán nếu Bộ Tư pháp Mỹ thắng kiện chống độc quyền. Dù chưa có phán quyết cuối cùng, nhiều "ông lớn" công nghệ như OpenAI, Perplexity và Yahoo đã sớm chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm sở hữu nền tảng với hàng tỷ người dùng toàn cầu.
VinFast giao gần 100.000 ô tô điện trong năm 2024, doanh thu hơn 1,8 tỷ USD. Hãng đặt mục tiêu gấp đôi sản lượng và chiếm 40% thị phần ô tô Việt Nam trong năm nay.
Phiên tòa xét xử vụ kiện tranh chấp bồi thường thiệt hại giữa ca sĩ Duy Mạnh và Công ty TNHH Mercedes-Benz Việt Nam đã bị hoãn, theo yêu cầu của bị đơn.
Một trong những trọng tâm của sự kiện Gaming On TikTok Hanoi Summit 2025 là giới thiệu các công cụ và giải pháp mới giúp các nhà phát hành game tối ưu hóa.