OpenAI cho biết công ty sẵn sàng mua lại trình duyệt Chrome nếu Google buộc phải bán trình duyệt này để tuân thủ luật chống độc quyền.
Tại phiên tòa chống độc quyền với Google diễn ra ngày 23/4 tại Washington (Mỹ), OpenAI – công ty phát triển ChatGPT – bất ngờ tuyên bố sẵn sàng mua lại trình duyệt Chrome nếu Google bị buộc phải thoái vốn vì lý do pháp lý.
Thông tin được đưa ra bởi ông Nick Turley, Giám đốc sản phẩm của OpenAI, khi ông tham gia phiên xét xử với tư cách nhân chứng trong vụ kiện do Bộ Tư pháp Mỹ khởi xướng nhằm chống lại Google.
Google có thể bị buộc bán Chrome
Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Google độc quyền trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm và quảng cáo, cho rằng công ty này đang lạm dụng vị thế để khóa chặt người dùng trong hệ sinh thái của riêng mình. Theo các công tố viên, chính lợi thế dữ liệu người dùng mà Google nắm giữ không chỉ duy trì thế thống trị trong tìm kiếm mà còn có nguy cơ lan sang lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) – nơi Google đang phát triển các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với những tên tuổi như OpenAI.
Trong các biện pháp khắc phục được Bộ Tư pháp đề xuất, có phương án buộc Google phải bán trình duyệt Chrome – công cụ tìm kiếm phổ biến nhất hiện nay.
Đáp lại, hãng công nghệ Mỹ bác bỏ toàn bộ các cáo buộc, khẳng định sẽ không bán Chrome. Tuy nhiên, viễn cảnh một thương vụ như vậy có thể diễn ra đang làm dấy lên những tính toán mới trong cuộc đua phát triển trí tuệ nhân tạo tạo sinh (generative AI), khi các ông lớn công nghệ đều đang ráo riết tìm cách mở rộng quyền truy cập vào dữ liệu người dùng.
Google đứng trước nguy cơ buộc phải bán trình duyệt Chrome. Ảnh: PCMAG
Vì sao OpenAI nhắm tới Chrome?
Trong phiên tòa, ông Turley cho biết OpenAI từng tiếp cận Google vào tháng 7/2024 để xin sử dụng công nghệ tìm kiếm của công ty này nhằm cải thiện khả năng trả lời chính xác, cập nhật thời sự cho ChatGPT. Tuy nhiên, đề xuất này bị từ chối.
"Chúng tôi muốn mang đến những câu trả lời đáng tin cậy và cập nhật cho người dùng. Tuy nhiên, do gặp vấn đề với nhà cung cấp tìm kiếm hiện tại, chúng tôi chưa thể đạt được mục tiêu này", ông Turley nói.
Google từ chối với lý do việc chia sẻ công nghệ tìm kiếm với OpenAI – một đối thủ tiềm năng – sẽ tạo ra xung đột lợi ích quá lớn.
Do đó, đại diện OpenAI ủng hộ mạnh mẽ đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ về việc buộc Google phải chia sẻ dữ liệu tìm kiếm với các công ty khác để khôi phục môi trường cạnh tranh công bằng.
Tuyên bố của ông Turley cũng cho thấy tầm quan trọng sống còn của dữ liệu tìm kiếm trong việc huấn luyện và cải thiện các sản phẩm AI. Dữ liệu từ công cụ tìm kiếm không chỉ cung cấp ngữ cảnh mà còn phản ánh xu hướng thời gian thực – yếu tố đặc biệt quan trọng trong các mô hình AI thế hệ mới như ChatGPT.
Theo giới chuyên gia, nếu kịch bản OpenAI mua lại Chrome xảy ra, nhiều khả năng trình duyệt này sẽ được tích hợp ChatGPT - mô hình chatbot AI được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Chrome là trình duyệt thống trị trên Internet nhiều năm. Theo dữ liệu của công ty thống kê Statcounter, tính đến tháng 2, trình duyệt của Google chiếm 65,55% thị phần trên máy tính và 65,92% với thiết bị di động. Nếu Google phải bán Chrome, đây sẽ là lần đầu tòa án ra lệnh chia tách một công ty công nghệ lớn của Mỹ tính từ khi AT&T bị chia tách vào những năm 1980.
Kết quả đánh giá cho thấy GPT o3 và o4-mini đang tự bịa đặt các thông tin không có thật còn nhiều hơn cả các phiên bản trước đó. Vấn đề này được chính OpenAI thừa nhận, nhưng công ty cho biết chưa tìm ra nguyên nhân và phương án xử lý.
OpenAI trình làng Deep Research vào đầu tháng 2/2025 và hiện nay tính năng này chỉ dành riêng cho những tài khoản trả phí của ChatGPT (gồm Plus, Pro, Enterprise và Edu).
Đa phần các mẫu xe máy phổ thông đều được bán với giá cao hơn so với mức niêm yết từ hãng, nhưng vẫn có sản phẩm được bán với giá dưới đề xuất tại đại lý.
Audi và tập đoàn mẹ là Volkswagen đang đàm phán với chính quyền Tổng thống Donald Trump để xây dựng nhà máy sản xuất xe Audi tại Mỹ, nhằm đối phó với các mức thuế nhập khẩu mới.