Tính năng mới của Meta cho phép người dùng Facebook, Instagram và Threads chỉ ra những bài đăng có thể gây hiểu lầm và cần thêm ngữ cảnh, thay vì nhờ đến các tổ chức và chuyên gia độc lập kiểm chứng.
Ngày 14/3, tập đoàn truyền thông xã hội Meta thông báo hãng sẽ bắt đầu thử nghiệm tính năng "Ghi chú Cộng đồng" tại Mỹ kể từ tuần tới, thay thế công cụ kiểm chứng thông tin của bên thứ ba.
Tính năng mới sẽ cho phép người dùng Facebook, Instagram và Threads chỉ ra những bài đăng có thể gây hiểu lầm và cần thêm ngữ cảnh, thay vì nhờ đến các tổ chức và chuyên gia độc lập kiểm chứng thông tin.
Meta cho biết khoảng 200.000 người dùng tại Mỹ đã đăng ký tham gia kiểm duyệt nội dung trên 3 nền tảng này. Để trở thành "người đóng góp," người dùng cần đáp ứng các điều kiện bao gồm tuổi trên 18 và có tài khoản hoạt động ít nhất 6 tháng.
Meta thử nghiệm tính năng "Ghi chú Cộng đồng". Ảnh: Meta
Trong thời gian thử nghiệm, các ghi chú sẽ không xuất hiện ngay trên nội dung. Meta sẽ dần tiếp nhận những người dùng trong danh sách chờ, đồng thời kiểm tra kỹ lưỡng hệ thống trước khi chính thức triển khai.
Các ghi chú sẽ có giới hạn 500 ký tự, phải bao gồm các liên kết hỗ trợ và ban đầu sẽ hỗ trợ 6 ngôn ngữ thường được sử dụng tại Mỹ gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung, tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Bồ Đào Nha.
Tháng 1 vừa qua, Giám đốc điều hành của Meta, ông Mark Zuckerberg, tuyên bố sẽ ngừng công cụ kiểm chứng thông tin của bên thứ ba tại Mỹ và thay bằng "Ghi chú Cộng đồng."
Mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk cũng đang sử dụng tính năng ghi chú tương tự để người dùng có thể bổ sung ngữ cảnh cho bài đăng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tỏ ra hoài nghi về hiệu quả của công cụ này trong việc chống thông tin sai lệch.
Trước đó, với chương trình kiểm chứng thông tin của bên thứ ba, những nội dung bị đánh giá là sai lệch sẽ bị giảm tần suất xuất hiện trên bảng tin người dùng. Nếu có người định chia sẻ bài đăng, họ sẽ nhận được cảnh báo giải thích vì sao đây là thông tin sai lệch.
Tháng trước, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo việc hủy bỏ các biện pháp kiểm chứng và kiểm duyệt thông tin có nguy cơ kích động thù hận và bạo lực trên không gian mạng.
Theo chính sách mới của Meta, Facebook sẽ xóa livestream vĩnh viễn sau 30 ngày. Thay đổi này dự kiến có hiệu lực từ tháng 6 hoặc tháng 7 năm nay, tùy theo thông báo gửi đến từng người dùng.
Tại một sự kiện do kênh truyền hình CNBC tổ chức ngày 13/3, ông Oliver Jay - Giám đốc Chiến lược quốc tế của OpenAI - tuyên bố công ty này không gặp khó khăn về tìm kiếm nhu cầu thị trường như nhiều công ty khác, mà thay vào đó là thách thức trong việc biến những ý tưởng về trí tuệ nhân tạo (AI) hiện nay thành các ứng dụng thực tế và sẵn sàng để đưa vào sản xuất.
Một nghiên cứu từ MIT và Stanford cho thấy việc thường xuyên dùng AI có thể làm giảm hoạt động của não bộ, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tư duy phản biện. Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ “lười suy nghĩ” nếu con người quá lệ thuộc vào trí tuệ nhân tạo.
VinFast VF 8 đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho những chuyến đi xa, nhờ không gian rộng rãi, trang bị tiện nghi như xe sang và chính sách sạc miễn phí.
YouTube đang triển khai hàng loạt biện pháp để ngăn chặn người dùng sử dụng tiện ích chặn quảng cáo, khiến trải nghiệm xem video bị gián đoạn và gây tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Audi vừa tuyên bố gia hạn thời gian sản xuất xe xăng đến sau năm 2035, đánh dấu sự thay đổi so với kế hoạch chuyển hoàn toàn sang xe điện từ 2026. Hãng cho biết sẽ linh hoạt theo nhu cầu thị trường thay vì bám sát lộ trình cũ.
Tập đoàn Trump vừa ra mắt mẫu điện thoại di động đầu tiên mang tên T1, có giá dự kiến 499 USD. Sản phẩm được quảng bá là “made in USA”, tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhận định đây thực chất là một sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc theo đơn đặt hàng.
Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký sắc lệnh mới trong tuần này nhằm kéo dài thời hạn để ByteDance hoàn tất việc chuyển nhượng TikTok tại thị trường Mỹ.