Cảnh báo hai lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên Google Chrome
Google vừa xác nhận hai lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng trên trình duyệt Chrome, ảnh hưởng đến hàng tỷ người dùng và kêu gọi cập nhật phiên bản mới ngay lập tức.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Trình duyệt Chrome của Google có thể bị bán nếu Bộ Tư pháp Mỹ thắng kiện chống độc quyền. Dù chưa có phán quyết cuối cùng, nhiều "ông lớn" công nghệ như OpenAI, Perplexity và Yahoo đã sớm chuẩn bị cho cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm sở hữu nền tảng với hàng tỷ người dùng toàn cầu.
Google đang bị Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) cáo buộc độc quyền mảng công cụ tìm kiếm trên Internet và cung cấp quảng cáo có liên quan đến người dùng.
Hiện vụ kiện vẫn đang tiếp diễn và dự kiến kéo dài nhiều tháng. Trong trường hợp phán quyết yêu cầu Google phải bán Chrome, hãng công nghệ này đã tuyên bố sẽ kháng cáo, khiến thời gian thực thi có thể kéo dài thêm vài năm hoặc thậm chí bị đảo ngược.
Theo các chuyên gia, sở hữu một trình duyệt phổ biến như Chrome mang lại lợi thế chiến lược lớn. Chrome hiện chiếm gần hai phần ba thị phần trình duyệt toàn cầu, đồng thời tích hợp mặc định công cụ tìm kiếm Google Search. Điều này giúp Google duy trì vị thế dẫn đầu trong mảng tìm kiếm trực tuyến, khi người dùng thường có xu hướng sử dụng công cụ tìm kiếm mặc định.
Bên cạnh việc thúc đẩy tìm kiếm, trình duyệt còn là bệ phóng cho nhiều dịch vụ khác. Một công ty sở hữu Chrome sẽ có cơ hội tiếp cận trực tiếp hàng tỷ người dùng toàn cầu, từ đó giới thiệu sản phẩm, quảng bá dịch vụ, hoặc phát triển các hệ sinh thái công nghệ mới.
Một số cái tên lớn đã bày tỏ sự quan tâm đến Chrome. Tại phiên tòa, đại diện OpenAI, đơn vị phát triển ChatGPT, cho biết họ sẽ cân nhắc mua lại trình duyệt nếu có cơ hội. Theo Nick Turley, Giám đốc sản phẩm của OpenAI, sở hữu Chrome sẽ giúp công ty đưa các dịch vụ tìm kiếm tích hợp AI tiếp cận lượng người dùng rộng lớn hơn, đồng thời cạnh tranh trực tiếp với Google.
Perplexity, công ty cung cấp công cụ tìm kiếm AI, cũng khẳng định sẽ tham gia nếu Chrome được rao bán. Doanh nghiệp này đang phát triển trình duyệt riêng nhằm hiểu sâu hơn về hành vi người dùng và cá nhân hóa trải nghiệm tìm kiếm.
Yahoo, tên tuổi kỳ cựu trong lĩnh vực Internet, cũng cân nhắc việc thâu tóm Chrome. Brian Provost, Tổng giám đốc Yahoo Search, cho biết công ty đang phát triển trình duyệt riêng nhưng việc mua lại Chrome sẽ là giải pháp nhanh chóng hơn để mở rộng quy mô người dùng. Yahoo có thể thực hiện thương vụ này nhờ sự hậu thuẫn tài chính từ Apollo Global Management.
Theo ước tính của Gabriel Weinberg, CEO DuckDuckGo, trình duyệt Chrome có thể được định giá khoảng 50 tỷ USD nếu được bán. Tuy số tiền bỏ ra là rất lớn, song lợi ích từ việc sở hữu một nền tảng với hàng tỷ người dùng khiến nhiều công ty sẵn sàng chi đậm.
Nếu Google buộc phải bán Chrome, đây sẽ là đòn giáng lớn vào hệ sinh thái của hãng, đồng thời mở ra cuộc đua mới giữa các công ty công nghệ nhằm chiếm lĩnh "cánh cửa" vào thế giới Internet của hàng tỷ người dùng.