Khởi tố vụ án mỹ phẩm giả do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối
Thứ năm, 29/05/2025 18:10 (GMT+7)
Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả liên quan kem chống nắng Hanayuki do công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối, sau khi sản phẩm này bị phát hiện có chỉ số SPF thấp nghiêm trọng.
Ngày 29/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai
đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất, buôn bán hàng giả” liên quan
đến sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body, được quảng cáo rộng rãi bởi ca sĩ Đoàn Di Băng.
Theo kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP HCM
công bố ngày 28/4, sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body có chỉ số SPF chỉ đạt 2,4 –
tức chỉ bằng 4,8% so với mức SPF 50 được ghi trên bao bì và trong tiêu chuẩn chất
lượng đã đăng ký. Căn cứ theo điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP của
Chính phủ, sản phẩm này được xếp vào loại hàng giả, do hàm lượng chất chính
không đạt 70% so với công bố.
Lô sản phẩm này do Công ty Cổ phần Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai
sản xuất, theo đơn đặt hàng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group (trụ sở
tại Quận 5, TP HCM) – doanh nghiệp do ông Nguyễn Quốc Vũ, chồng của ca sĩ Đoàn
Di Băng, làm người đại diện pháp luật kiêm Tổng Giám đốc. Tổng số lượng kem chống
nắng bị phát hiện là 1.652 sản phẩm, với giá bán 99.000 đồng/sản phẩm, tổng trị
giá hơn 163 triệu đồng.
Đoàn kiểm tra kiểm tra các sản phẩm dầu gội Hanayuki trong lô bị thu hồi.
Bên cạnh kem chống nắng, sản phẩm dầu gội Hanayuki Shampoo
cũng bị phát hiện không đạt chỉ tiêu vi sinh vật. Theo Viện Kiểm nghiệm thuốc TP
HCM, mẫu dầu gội chứa tới 470.000 cfu/g (đơn vị vi khuẩn hình thành khuẩn lạc),
trong khi giới hạn cho phép theo Thông tư 06/2011/TT-BYT là không quá 1.000
cfu/g. Với sai phạm này, Sở Y tế Đồng Nai đã lập biên bản vi phạm hành chính và
ra quyết định xử phạt.
Việc khởi tố vụ án được đưa ra sau khi Sở Y tế Đồng Nai phối
hợp với Công an tỉnh và Viện KSND tổ chức cuộc họp khẩn vào ngày 26/5, để rà
soát dấu hiệu hình sự của các sản phẩm do Công ty EBC Đồng Nai sản xuất.
Kết luận cuộc họp: Sản phẩm kem chống nắng Hanayuki
Sunscreen Body có đủ yếu tố cấu thành tội sản xuất, buôn bán hàng giả, khởi
tố hình sự.
Dầu gội Hanayuki Shampoo vi phạm hành chính, xử phạt theo
quy định.
Ngay sau đó, Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố
vụ án, điều tra làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.
Đáng chú ý, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã thu hồi Giấy chứng
nhận "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP)" của Công ty EBC Đồng
Nai, đồng thời tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm của VB Group. Lý do:
Công ty EBC không tuân thủ các tiêu chuẩn CGMP ASEAN, ảnh hưởng đến chất lượng
và độ an toàn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, 4 sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki do VB Group phân phối, bao gồm: Kem chống nắng, dầu gội, dầu
xả và serum đều bị thu hồi khỏi thị
trường. Trong các chiến dịch quảng bá, ca sĩ Đoàn Di Băng từng gọi những sản phẩm
này là “niềm tự hào của gia tộc Hanayuki”, khiến người tiêu dùng lầm tưởng về
chất lượng.
Vụ việc mỹ phẩm Hanayuki là một trong nhiều trường hợp nằm
trong chiến dịch cao điểm do Thủ tướng Chính phủ phát động nhằm chống hàng giả,
hàng nhái, hàng kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật.
Ngày 22/5, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra đột xuất
chuyên rà soát mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng, sữa và trang thiết bị y
tế trên toàn quốc. Trong thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc liên quan sữa giả,
thuốc giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm kém chất lượng đã bị phanh phui,
khiến dư luận hoang mang.
Cùng với đó, một số nghệ sĩ, người nổi tiếng bị cộng đồng mạng
chỉ trích gay gắt vì quảng cáo sản phẩm không đúng sự thật, “thổi phồng” công dụng
nhằm mục đích thương mại.
Từ ngày 27/5, Bộ Y tế tạm dừng tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group - pháp nhân đứng sau thương hiệu mỹ phẩm Hanayuki do chồng ca sĩ Đoàn Di Băng làm đại diện pháp luật.
Các cơ quan chức năng Đồng Nai thống nhất khởi tố vụ án liên quan mỹ phẩm Hanayuki bị nghi hàng giả do công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối, có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục làm rõ dấu hiệu vi phạm tại Công ty EBC sản xuất mỹ phẩm được Đoàn Di Băng quảng cáo là lỗi có tính hệ thống hay cá biệt.
Một loại kem massage có xuất xứ từ Hàn Quốc vừa bị Bộ Y tế yêu cầu thu hồi trên toàn quốc vì công thức không đúng với hồ sơ đã công bố và nhãn ghi công dụng không phù hợp.
Một đường dây sản xuất dầu gió Con Ó giả với quy mô công nghiệp, số lượng gần 70.000 chai, tương đương hơn 6 tỉ đồng giá trị hàng thật, vừa bị Công an TP HCM triệt phá. Vụ án hé lộ thủ đoạn làm hàng giả ngày càng tinh vi và có tổ chức, khiến nhiều người giật mình trước mức độ len lỏi của hàng nhái vào thị trường.
Từ móng giò lợn đến ngao, hàu trôi nổi - hàng tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc liên tục bị lực lượng quản lý thị trường phát hiện trong những ngày cuối tháng 6, dấy lên lo ngại về tình trạng thực phẩm bẩn len lỏi vào mâm cơm người Việt.
3.114 là con số vụ vi phạm đã được phát hiện và xử lý sau một tháng triển khai “Tháng cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ” (từ ngày 15/5 đến 15/6/2025).
Hàng nghìn lít nước mắm không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ, được chứa trong can nhựa lớn, vừa bị lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện và buộc tiêu hủy. Chủ cơ sở bị xử phạt 50 triệu đồng.