Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vi phạm vụ mỹ phẩm liên quan đến vợ chồng Đoàn Di Băng
Thứ sáu, 23/05/2025 21:19 (GMT+7)
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục làm rõ dấu hiệu vi phạm tại Công ty EBC sản xuất mỹ phẩm được Đoàn Di Băng quảng cáo là lỗi có tính hệ thống hay cá biệt.
Ngày 23/5, ông Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản
lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục đã có văn bản đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục
làm rõ vụ việc Công ty cổ phần Nhà máy y tế EBC Đồng Nai (Công ty VB Group) sản xuất mỹ phẩm không
đạt chất lượng. Trước đó, Sở Y tế tỉnh này đã có báo cáo nhanh số 2677/SYT-TTra
ngày 22/5 về kết quả đình chỉ, thu hồi và tiêu hủy các sản phẩm vi phạm.
Hai sản phẩm bị xử lý là dầu gội Hanayuki Shampoo và
kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body, do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB
Group (TP HCM) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, đại diện pháp luật là ông
Nguyễn Quốc Vũ – chồng ca sĩ Đoàn Di Băng.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ dấu hiệu vi phạm có tính hệ thống liên quan đến Công ty VB Group – đơn vị do chồng ca sĩ Đoàn Di Băng. Ảnh FB
Đáng chú ý, chỉ trong 10 ngày, hai lô mỹ phẩm khác nhau của EBC đã bị thu hồi trên toàn quốc. Nếu được xác định là vi phạm có tính hệ thống, việc xử lý sẽ được thực hiện trên toàn diện, chứ không chỉ dừng lại ở việc xử lý từng lô sản phẩm riêng lẻ. Cục Quản lý Dược đang chờ kết quả điều tra từ Sở Y tế Đồng Nai để đưa ra hướng xử lý cụ thể.
"Chúng tôi đang chờ kết quả Sở Y tế Đồng Nai báo cáo để có các bước xử lý cụ thể tiếp theo", ông Hùng cho hay.
Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai yêu cầu EBC báo cáo chi tiết hồ sơ
nguyên liệu, quy trình sản xuất, thử nghiệm chất lượng và số lượng sản phẩm đã
bán ra. Đặc biệt, cần xác minh việc sử dụng chất 2-Phenoxyethanol trong dầu gội
Hanayuki có đúng quy định không. Với kem chống nắng Hanayuki, công ty phải cung
cấp bằng chứng kiểm nghiệm chỉ số SPF.
Bộ Y tế nhấn mạnh, nếu phát hiện dấu hiệu sản xuất, kinh doanh mỹ
phẩm giả hoặc vi phạm hình sự, Sở Y tế Đồng Nai cần chuyển hồ sơ cho cơ quan bảo
vệ pháp luật xử lý theo quy định.
Cùng ngày, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành văn bản yêu cầu
Sở Y tế chủ trì phối hợp Sở Công Thương, Công an tỉnh kiểm tra toàn diện hoạt động
sản xuất, quảng cáo và lưu hành mỹ phẩm tại Công ty EBC. Kết quả kiểm tra phải
được công bố công khai trước ngày 25/5.
Riêng với sản phẩm sữa hạt mạch Nestlé Milo – bị
nghi ngờ không đảm bảo an toàn – Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) cũng yêu cầu Đồng
Nai kiểm tra và báo cáo trước ngày 23/5.
Theo báo cáo ngày 20/5 của đoàn kiểm tra, Công ty
EBC đã thừa nhận 3 lỗi vi phạm liên quan đến hai sản phẩm Hanayuki do công ty VB Group – đơn vị do chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối, song không
phát hiện dấu hiệu hình sự nên đoàn đã xử phạt hành chính theo quy định. Tuy
nhiên, đến ngày 23/5, Công an tỉnh Đồng Nai được chỉ đạo chủ trì mở rộng điều
tra và giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp này.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản hoả tốc yêu cầu Công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ các sai phạm liên quan đến Công ty CP Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai - nơi sản xuất 2 lô mỹ phẩm Hanayuki bị phát hiện không đạt chất lượng.
Hai sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo và Hanayuki Sunscreen Body do công ty của ông Nguyễn Quốc Vũ – chồng ca sĩ Đoàn Di Băng – phân phối vừa bị Sở Y tế Đồng Nai yêu cầu thu hồi và tiêu hủy do không đạt chất lượng, công thức không đúng hồ sơ công bố.
Bộ Y tế thu hồi toàn quốc sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do chỉ số chống nắng trên nhãn không đúng với thực tế. Theo luật sư, hành vi này được xác định là buôn bán hàng giả theo quy định pháp luật hiện hành.
Liên quan vụ quảng bá kẹo rau củ Kera – sản phẩm đã bị khởi tố vì “sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “lừa dối khách hàng” – TikToker Nguyễn An, chủ kênh “Chú Cá Review Không Booking”, đã làm việc với Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM và cung cấp số liệu doanh thu từ hoạt động tiếp thị.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.
Ngày 23/5, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Kiên Giang) cho biết, vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, phát hiện và tạm giữ 1.020 kg bao tử lợn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Thuốc giả, sữa nhái, thực phẩm chức năng “thổi phồng” công dụng đang len lỏi vào đơn thuốc, nhà thuốc và cả mạng xã hội. Ai chịu trách nhiệm? Pháp luật xử lý thế nào? Dưới đây là phân tích của chuyên gia pháp lý.
UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản hoả tốc yêu cầu Công an tỉnh vào cuộc điều tra, làm rõ các sai phạm liên quan đến Công ty CP Nhà máy Y tế EBC Đồng Nai - nơi sản xuất 2 lô mỹ phẩm Hanayuki bị phát hiện không đạt chất lượng.
Hàng giả ngập container gồm giày dép, áo thun... nhái hàng loạt thương hiệu lớn bị thu giữ tại cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ sở hữu trí tuệ, gian lận trị giá hơn 17 tỷ đồng.