Yeah1 từng tham vọng sẽ đem về triệu USD mỗi năm từ mảng thương mại đa kênh Giga1, giúp giải được bài toán dòng tiền âm mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Thế nhưng, sau một năm ra mắt, Yeah1 quyết định đem bán "con át chủ bài" này. Mãi 3 năm sau, việc chuyển nhượng mới thành công.
Mới đây, Tập đoàn Yeah1 (Mã: YEG) cho
biết đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại CTCP Công nghệ Thương mại
Giga1, nơi doanh nghiệp nắm tới 99,99% vốn. Giá trị thương vụ và bên nhận chuyển
nhượng không được tiết lộ.
Cùng thời điểm này, Yeah1 cũng vừa hoàn tất đợt chào bán cổ
phiếu ra công chúng khi đã phân phối thành công 54,8 triệu cổ phiếu theo nội
dung đăng ký. Từ đợt phát hành này, vốn điều lệ của Yeah1 tăng thêm 548 tỷ đồng,
nâng tổng vốn điều lệ lên 1.918 tỷ đồng.
Động thái phát hành cổ phiếu và thoái vốn tại Giga1 cho thấy
Yeah1 vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu danh mục đầu tư. Tuy nhiên, doanh
nghiệp chưa công bố cụ thể kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động từ đợt phát hành
cổ phiếu vừa qua.
Giấc mơ hồi sinh của Yeah1 nhờ Giga1
Thực tế việc thoái vốn khỏi Giga1 đã được HĐQT lên kế hoạch
từ cuối năm 2021, giá trị vốn góp khi đó là 1,8 tỷ đồng. Giá chuyển nhượng cũng
sẽ không thấp hơn giá vốn và dự kiến thực hiện từ tháng 12/2021 - 31/3/2022. Như
vậy sau 3 năm, kế hoạch này mới thành công.
Theo Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Giga1 được
thành lập từ tháng 8/2007, lần gần nhất công ty tăng vốn là vào tháng 10/2020 với
số vốn điều lệ tăng từ 20 tỷ đồng lên 360 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết
lộ.
Ban đầu, Yeah1 đặt rất nhiều kỳ vọng vào Giga1. Tại Nghị quyết
HĐQT ban hành tháng 11/2020, Yeah1 tái cấu trúc và công bố mảng kinh doanh
"chủ lực" Thương mại đa kênh M2C (manufacturer to consumer) có tên gọi
Giga1.
Yeah1 cho rằng sự hợp tác giữa nền tảng - hệ sinh thái bán hàng - phân
phối - truyền thông và các doanh nghiệp sản xuất sẽ tạo được bước đột phá trong
thị trường tiêu dùng thời gian tới.
Trong đó, hệ thống Giga1 của Yeah1 sẽ tích hợp và duy trì
thói quen tiêu dùng, tiếp thị công nghệ, tối ưu hệ thống phân phối hàng hóa bằng
ứng dụng số; kích cầu và nắm bắt hành vi mua sắm đa kênh; áp dụng phương thức
thanh toán số, tiện ích thanh toán…
Yeah1 nghĩ, với Giga1, hệ sinh thái đang định hình và kiến
tạo sẽ đưa công ty thành tập đoàn công nghệ bán lẻ hàng đầu trong nước và khu vực.
Bà Trần Uyên Phương, ông Trần Quí Thanh (thứ 2 và thứ 3 từ trái sang) và nhà sáng lập Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống (đứng thứ hai từ bên phải) trong buổi ký kết hợp tác hồi năm 2020. (Ảnh: Yeah1).
Ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT Yeah1 khi đó cho
biết tập đoàn đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 là 122% và 3 năm tiếp theo,
tăng trưởng mỗi năm 100%.
Trong đó, mảng kinh doanh mới nhất là nền tảng Giga1
đang đầu tư 2 năm qua được đặt kỳ vọng là sẽ mang lại doanh thu gấp 5 lần mảng
truyền thống mạnh nhất của tập đoàn này là Yeah1media. Trong giai đoạn đầu tư
ban đầu phải tiêu tốn nguồn lực, Yeah1 kỳ vọng doanh thu từ Giga1 đạt trăm triệu
USD mỗi năm, sẽ giải được bài toán dòng tiền âm mà doanh nghiệp đang phải đối mặt.
Giga1 đã đặt ra mục tiêu “tiếp cận 35 triệu người dùng, phủ
rộng 400.000 điểm bán toàn quốc, 50.000 điểm bán trọng yếu tại TP HCM và 1 tỷ
USD giá trị thương mại lưu thông trong hệ sinh thái”, bà Quỳnh Anh, CEO Giga1
nhấn mạnh tại buổi lễ ra mắt hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ bán lẻ Giga1 hồi
tháng 11/2020.
Thế nhưng, “con át chủ bài” của Yeah1 này chưa thể giúp vực dậy
doanh nghiệp sau sự cố khủng hoảng với YouTube.
Trong ba năm tiếp theo 2021 – 2023, doanh nghiệp có mức lãi bèo
bọt với vài chục tỷ đồng sau thuế, chủ yếu là nhờ “dứt áo bán đi các tài sản để
tồn tại”. Trong giai đoạn này, Yeah1 cũng bị chậm chân so với các đối thủ truyền
hình lớn của nhà nước như VTV hay HTV vốn có thị phần lớn cùng nguồn vốn dồi
dào.
Năm 2019, Yeah1 gặp sự cố với YouTube, khiến doanh nghiệp này lỗ kỷ lục. Những năm tiếp theo, đơn vị này phải bán các tài sản để tồn tại, để không bị hủy niêm yết trên sàn. (Nguồn: Báo cáo tài chính).
Cần nhắc lại rằng, Giga1 là giấc mơ chung giữa Yeah1 với Tập
đoàn Tân Hiệp Phát của gia đình ông Trần Quí Thanh. Con gái của ông Thanh là bà
Trần Uyên Phương cũng đã chi gần 300 tỷ đồng để thành cổ đông lớn của Yeah1.
Tuy nhiên, sau nhiều lần gom hàng, cắt lỗ, bà Phương đã chính thức không còn là cổ đông lớn của
Yeah1 từ tháng 5/2022, đồng thời không còn nghĩa vụ phải công bố báo cáo giao dịch. Lần
cập nhật gần nhất là 26/5/2022 bà Phương nắm giữ 262.624 cổ phiếu YEG.
Sau thời điểm bà Phương bán gần như toàn bộ vốn, Giga1 cũng được
thông báo chuyển nhượng cổ phần như đã đề cập ở trên. Điều này cho thấy thương
vụ hợp tác giữa Yeah1 và Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã kết thúc.
Dốc lực cho các chương trình truyền hình
Chấm dứt giấc mơ đem về doanh thu triệu USD của Giga1, Yeah1 dường như đang đi trên con đường đúng
đắn hơn.
Yeah 1 cho biết thị phần truyền hình hiện vẫn chiếm trên 55% tại Việt Nam, do đó công ty đánh giá việc tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái này là hợp lý.
Cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, tập đoàn cho biết sẽ ra mắt khán giả Việt Nam những chương trình truyền hình lớn.
Sự thật là, hai chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" và
"Anh trai vượt ngàn chông gai" thành công mỹ mãn, đem lại kết quả kinh doanh bùng nổ cho tập đoàn.
Cả năm 2024, Yeah1 báo cáo doanh thu thuần quay lại mốc
1.000 tỷ đồng , gấp 2,5 lần cùng kỳ và là mức cao nhất trong vòng 3 năm gần
đây. Lợi nhuận sau thuế gần 127 tỷ đồng, tăng 378% và là mức lãi này cao nhất
thứ hai trong lịch sử, chỉ sau năm kỷ lục 2018.
Hai chương trình "Chị đẹp đạp gió rẽ sóng" và "Anh trai vượt ngàn chông gai" đã đem lại sự bùng nổ trong kết quả kinh doanh của Yeah1. (Ảnh: Yeah1).
Ban lãnh đạo lý giải giai đoạn cuối năm 2024 đạt được hiệu
quả trong các mảng kinh doanh, trong đó đóng góp lớn nhất từ hoạt động quảng
cáo trên đa nền tảng, nhãn hàng tài trợ, chương trình và sự kiện giải trí ăn
khách, dẫn đến tăng trưởng mạnh mẽ cả về doanh thu lẫn lợi nhuận sau thuế.
Yeah1 không chỉ gây sốt trên truyền thông mà còn tạo sự sôi
động trên thị trường tài chính khi cổ phiếu liên tiếp tăng mạnh. Mã YEG đã lập
đỉnh tạo 21.200 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng 12/2024 sau giai đoạn dài dưới mệnh
giá.
Công ty khẳng định năm 2025 sẽ "chơi tất tay" cho
nội dung, dừng hai show cũ để ra mắt các format mới như "Tân binh toàn
năng" – nhóm nhạc nam hay "Gia đình haha" – kết hợp quảng bá văn
hóa và nông sản.
CTCP Tập đoàn Yeah 1 do ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống thành lập vào tháng 9/2006, ngành nghề chính là truyền hình truyền thống gồm các kênh truyền hình như Yeah1tv, Yeah1Family, Imovietv hay SCTV2… với định hướng trở thành mạng truyền thông đứng đầu Đông Nam Á. Đến năm 2015, hoạt động kinh doanh của Yeah1 phất lên khi bắt đầu cung cấp dịch vụ giải trí kết hợp quảng cáo thông qua bắt tay với YouTube. Tháng 6/2018, Yeah1 đưa hơn 27,3 triệu cổ phiếu YEG niêm yết trên HOSE với giá 250.000 đồng/cp. Thời điểm đó,cổ đông lớn DFJ VinaCapital nhận định: “ Yeah1 đứng trên vai của những người khổng lồ như Google, Youtube và Facebook - những nền tảng có hàng tỷ người dùng, nhưng tạo ra hệ sinh thái riêng của mình và rất có thể Yeah1 sẽ là mảnh ghép hoàn hảo giúp giới thiệu Việt Nam ra thế giới". Song, chưa đầy một năm sau khi niêm yết, Yeah1 bất ngờ đối diện với vụ kiện với YouTube khi bị cáo buộc dung túng các kênh YouTube “không phù hợp” để kiếm tiền và vi phạm các tiêu chuẩn công đồng của kênh này. Tháng 3/2019, YouTube chính thức ngừng hợp tác với Yeah1 và sự kiện này đã khởi đầu cho bước trượt dài của đơn vị truyền thông này.
Năm 2012, nhà sáng lập DOJI Đỗ Minh Phú quyết định rót vốn vào TPBank và hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT, từng bước đưa ngân hàng này "hồi sinh". Dù không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại đây, nhưng những pháp nhân có liên quan và người thân của doanh nhân này đang nắm hơn 18% cổ phần TPBank.
ORS là đầu mối thu xếp phát hành trái phiếu, còn TPBank là đơn vị thường xuyên cấp vốn tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Bamboo Capital.
SK Group không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) và phân loại cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup vào khoản tài sản nắm giữ để chờ bán.
Năm 2012, nhà sáng lập DOJI Đỗ Minh Phú quyết định rót vốn vào TPBank và hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT, từng bước đưa ngân hàng này "hồi sinh". Dù không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại đây, nhưng những pháp nhân có liên quan và người thân của doanh nhân này đang nắm hơn 18% cổ phần TPBank.
Từng được kỳ vọng là lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ, khu tái định cư Thượng Thanh (quận Long Biên, Hà Nội) nay lại trở thành một khu nhà hoang, xuống cấp nghiêm trọng. Hơn một thập kỷ trôi qua, những tòa chung cư tiền tỷ vẫn nằm im lìm, trong khi người dân không mặn mà chuyển đến ở.
Hôm nay (29/3), Ngân hàng TMCP Quốc Dân NCB (mã ck: NVB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2025, tiếp tục tăng vốn điều lệ và các tờ trình khác.
Việc phát triển các Trung tâm tài chính (TTTC) sẽ nâng cao uy tín và sức hấp dẫn của Việt Nam, thu hút vốn đầu tư quốc tế, đóng góp vào GDP, tạo thêm việc làm và đóng góp cho sự ổn định kinh tế chung của đất nước.
Mới đây, chuyên trang bất động sản Việt Nam đã công bố một số diễn biến nóng của thị trường bất động sản quý I/2025, trong đó có việc gia tăng lượng tìm kiếm và giá cả bất động sản tại các địa phương có thông tin sáp nhập.
Trung tâm tài chính (TTTC) TPHCM định hướng sẽ phát triển theo bản sắc riêng, tận dụng thế mạnh riêng có của Việt Nam và có thể bổ trợ cho các trung tài chính trong khu vực.