‘Tài phiệt’ Hàn Quốc SK Group muốn thoái toàn bộ vốn khỏi Vingroup và Masan
Thứ năm, 27/03/2025 13:11 (GMT+7)
SK Group không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập đoàn Masan (mã MSN) và phân loại cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup vào khoản tài sản nắm giữ để chờ bán.
Không còn ghi nhận sở hữu tại Vingroup và Masan
Theo báo cáo thường niên năm 2024 của SK Group, chaebol lớn thứ ba tại Hàn Quốc chỉ sau Samsung và LG tiết lộ, đang phân loại cổ phiếu Vingroup vào khoản mục tài sản nắm giữ chờ bán (held for sale).
Động
thái này của SK diễn ra trong
bối cảnh công ty hoạch định lại danh mục đầu tư của đối tác tại các thị
trường quốc tế nói chung.
Tại thời điểm cuối năm 2023, SK ghi nhận nắm giữ 6,1% cổ phần tại Vingroup với
giá trị sổ sách là 549,2 tỷ won, tương đương 9.587 tỷ đồng.
Hồi tháng 1
vừa qua, CTCP Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) công bố, tập đoàn
SK (Hàn Quốc) sẽ chuyển nhượng hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC của Vingroup trong
khoảng thời gian từ 16/1-14/2/2025 với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư. Qua đó,
Chaebol Hàn Quốc này sẽ hạ tỷ lệ sở hữu tại Vingroup
từ 6,05% vốn cổ phần xuống 4,72% và không còn là cổ đông lớn.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho
thấy, SK cũng không còn nắm giữ cổ phần tại CTCP Tập
đoàn Masan (mã MSN) vào cuối năm 2024. Cụ thể, tháng 11/2024, SK
Group đã chuyển nhượng thành công 76 triệu cổ phiếu MSN của Masan Group
thông qua phương thức thỏa thuận. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của SK Group tại
MSN là 3,67% vốn điều lệ và qua đó không còn là cổ đông lớn tại MSN. SK
Group cũng chuyển nhượng 7,1% cổ phần WinCommerce (WCM) cho Masan Group với giá
200 triệu USD, tương đương với việc định giá WCM hơn 2,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, trong hệ sinh thái Masan, SK vẫn giữ 8,6% vốn cổ
phần của CTCP Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (giảm so với 15,8% từ cuối
2023) và 4,9% tại The CrownX (không đổi).
Trên thị trường
chứng khoán, mở cửa phiên giao dịch buổi sáng ngày 27/3, cổ phiếu MSN của
CTCP Tập đoàn Masan đã tăng nhanh chóng. Tính đến 9h35, cổ phiếu MSN đã tăng
2,64% lên mức giá 70.100 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu VIC của Vingroup đang ở mức 56.800 đồng/CP.
SK Group - chaebol lớn thứ ba tại Hàn Quốc. Ảnh: MBN.
Đầu tư nhiều thương vụ lớn tại Việt Nam
Hồi tháng 2 vừa qua, trong cuộc gặp với Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Tập đoàn SK cho biết, tập đoàn mong muốn hợp tác triển khai các lĩnh vực liên quan tại Việt Nam để góp phần vào việc phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam.
Theo đó, SK đang có kế hoạch đầu tư tại Việt Nam 3 dự án lớn, liên quan đến lĩnh vực điện khí LNG, tiến tới phát triển trung tâm năng lượng mới gắn với phát triển trí tuệ nhân tạo, hydrogen, logistics, nông nghiệp thân thiện môi trường và đổi mới sáng tạo.
Trong quá khứ, SK Group từng đầu tư vào nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn của Việt Nam với hàng loạt thương vụ trị giá cả trăm triệu, thậm chí tỷ đô.
Năm 2019, mối quan hệ giữa Tập đoàn Vingroup và SK Group đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Tại thời điểm này, SK Group đầu tư khoảng 1 tỷ USD để mua cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup, gồm 154,3 triệu cổ phiếu phát hành theo phương án chào bán riêng lẻ từ Tập đoàn Vingroup và nhận chuyển nhượng 51,4 triệu cổ phiếu từ VinCommerce (nay là WinCommerce), với giá trung bình là 113.000 đồng/cổ phiếu. Vingroup thời điểm đó vẫn là công ty mẹ của VinCommerce.
Sau khi hoàn tất thương vụ trên, SK Group trở thành cổ đông nước ngoài nắm giữ 6% vốn điều lệ của Tập đoàn Vingroup và vốn điều lệ của Tập đoàn Vingroup đã tăng tương ứng lên mức gần 34.299 tỷ đồng.
Đối với Masan, năm 2018, SK Group đã chi 470 triệu USD (tương đương 11.000 tỷ đồng) cho thương vụ với Masan. Theo báo cáo thường niên 2023 của Masan, thành viên SK Group sở hữu 9,22% vốn tập đoàn này.
Ngoài ra, năm 2022, SK Group còn rót vốn vào 2 công ty dược tại Việt Nam, bao gồm Công ty cổ phần Dược phẩm Pharmacity và Công ty cổ phần Dược phẩm Imexpharm vào năm 2020. “Ông lớn” này cũng có mặt trong danh sách cổ đông của PV Oil, tham gia dự án sản xuất vật liệu phân huỷ sinh học thân thiện môi trường…
Hôm qua (12/10/2020), Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), thuộc Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigdata, Tập đoàn Vingroup tổ chức “Lễ kí kết tài trợ dự án Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ năm 2020” cho 28 dự án với tổng giá trị hơn 136 tỷ đồng.
Ngày 05/10/2020, Công ty Cổ phần One Distribution chính thức công bố ra mắt ứng dụng VinShop - một sản phẩm công nghệ có vai trò kết nối cung ứng hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất tới chủ cửa hàng tạp hóa.
Ngày 01/10/2020, Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VinBigdata) thuộc Tập đoàn Vingroup tổ chức “Lễ ký kết Thỏa thuận hợp tác quốc tế về phát triển Khoa học Công nghệ” với 5 tổ chức nghiên cứu uy tín thế giới và 6 trường đại học hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Y Dược học và Khoa học Công nghệ.
Chuyên gia cảnh báo thông tin sáp nhập tỉnh là chất xúc tác khiến nhiều ngưởi đổ xô gom đất ồ ạt nhưng nếu không tỉnh táo, nhà đầu tư rất dễ mắc kẹt dài hạn vì giá đã vượt xa giá trị thực.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế của quốc gia và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mạnh mẽ hơn nữa thì xây dựng và bảo đảm một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch, thuận lợi sẽ là điểm mạnh để các nhà đầu FDI hướng đến Việt Nam.
Việc phát triển các trung tâm tài chính (TTTC) được coi là một yếu tố quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 (là năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước CHXHCN Việt Nam).
Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công của 3 bộ, cơ quan Trung ương và 13 địa phương đồng bằng sông Cửu Long thuộc Tổ công tác số 5.
Sáng 25/3, tại TP. Cần Thơ, diễn ra Hội nghị Công bố quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc thành lập NHNN Khu vực 14 (gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long và Bạc Liêu) và quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Chi nhánh Khu vực 14.