Gia hạn lưu hành hơn 700 loại thuốc cho đấu thầu y tế
Thứ hai, 14/04/2025 17:05 (GMT+7)
Bộ Y tế gia hạn đăng ký lưu hành cho hơn 700 loại thuốc, trong đó có 603 thuốc sản xuất trong nước, nhằm đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường và phục vụ đấu thầu bệnh viện.
Cục
Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa công bố danh mục hơn 700 loại thuốc được gia hạn giấy
đăng ký lưu hành, nhằm đảm bảo nguồn cung phục vụ đấu thầu và mua sắm thuốc
trong hệ thống y tế công lập.
Hơn 700 loại thuốc được gia hạn giấy đăng ký lưu hành. Ảnh minh họa
Trong số này, có 603 loại thuốc sản xuất trong nước được gia hạn,
gồm: 395 thuốc được gia hạn 5 năm; 175
thuốc được gia hạn 3 năm; 33 thuốc được gia hạn đến ngày 31/12/2025.
Bên
cạnh đó, 109 sản phẩm thuốc có tài liệu chứng minh tương đương sinh học được cập
nhật, bổ sung thông tin về chất lượng, công dụng và chỉ định điều trị. Đây là đợt
công bố thứ hai trong năm 2025, thể hiện nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và
đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu các cơ sở sản xuất và đăng ký thuốc: Sản
xuất đúng theo hồ sơ đã đăng ký với Bộ Y tế; In
hoặc dán số đăng ký được cấp lên nhãn thuốc; Chỉ
lưu hành thuốc kiểm soát đặc biệt khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dược theo quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP.
Trước
đó, vào cuối tháng 3/2025, Cục cũng đã công bố 750 loại thuốc được cấp giấy
đăng ký lưu hành, trong đó có 51 thuốc biệt dược gốc, góp phần quan trọng vào
việc ổn định thị trường thuốc, đặc biệt trong bối cảnh đấu thầu thuốc đang được
đẩy mạnh tại các bệnh viện công lập.
Ngày 7/4, Công an phường Long Bình (TP Biên Hòa, Đồng Nai) cho biết, đã lập biên bản, niêm phong và bàn giao 27 thùng thuốc tây không rõ nguồn gốc cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Đồng Nai để tiếp tục điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 17/3, Thanh tra Bộ Y tế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH MTV 120 Armephaco (trụ sở tại Long Biên, Hà Nội) với tổng số tiền 215 triệu đồng do có ba hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất và lưu hành thuốc.
Trong bữa ăn, 5 người đàn ông sử dụng rượu ngâm cây rừng không rõ loại. Sau khoảng 2-3 giờ, tất cả đều có biểu hiện lạ; 1 người tử vong, 4 người đang điều trị.
Ngộ độc rượu, đặc biệt là rượu chứa methanol đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thời gian gần đây, gây ra những hậu quả khôn lường cho sức khỏe con người, đặc biệt vào dịp cuối năm, khi nhu cầu sử dụng rượu tăng cao.
Cử tri đề nghị nghiên cứu bổ sung danh mục sàng lọc một số bệnh ung thư có tính phổ biến vào danh mục được hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) nhằm giảm gánh nặng cho người dân.