Bắc Giang: 15 giáo viên bị phát hiện dùng bằng, chứng chỉ giả
Gần đây, Công an tỉnh Bắc Giang đã khởi tố 2 giáo viên trên địa bàn huyện Lạng Giang có hành vi làm giả văn bằng cho 15 người khác.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Bên cạnh việc xếp lương nhà giáo ở mức cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp, dự thảo Luật Nhà giáo cũng nhận được sự đồng thuận cao với đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non.
Sáng 6/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.
Dự thảo quy định lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp, kèm theo phụ cấp theo vùng và tính chất công việc. Tuy nhiên, không quy định tăng 1 bậc lương khởi điểm với nhà giáo mới tuyển dụng, mà giao Chính phủ hướng dẫn cụ thể, đảm bảo phù hợp với lộ trình cải cách tiền lương.
Ngoài ra, một số đại biểu đề nghị rà soát chính sách hỗ trợ, phụ cấp, trợ cấp để tránh chồng chéo, đồng thời làm rõ quy định về nhà ở công vụ cho nhà giáo theo đúng Luật Nhà ở.
Tiếp thu ý kiến các đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý chính sách và đối tượng thụ hưởng tại Điều 26 và 27 dự thảo Luật Nhà giáo. Theo đó, nhà giáo vẫn thuộc diện được thuê nhà ở công vụ theo điểm đ khoản 1 Điều 45 Luật Nhà ở hiện hành, nên không mâu thuẫn với quy định pháp luật.
Trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được nhà ở công vụ hoặc nhà ở tập thể, dự thảo luật bổ sung chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà, với mức hỗ trợ tương đương tiền thuê nhà ở công vụ.
Một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội đồng thuận là giảm tuổi nghỉ hưu cho giáo viên mầm non. Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, dù không thuộc nhóm ngành nghề nặng nhọc, độc hại theo quy định, nhưng giáo viên mầm non làm việc trong môi trường áp lực cao, cường độ lớn, đặc biệt khó khăn khi tuổi cao.
Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất giảm tuổi nghỉ hưu cho nhóm đối tượng này, phù hợp với tính chất công việc và nguyên tắc "có đóng – có hưởng" trong Luật Bảo hiểm xã hội.
Ngược lại với chính sách giảm tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề xuất quy định kéo dài thời gian làm việc đối với nhà giáo có trình độ, học hàm, học vị cao, hoặc công tác trong các lĩnh vực chuyên sâu, đặc thù mà xã hội đang có nhu cầu phát triển.
Việc kéo dài thời gian làm việc được thực hiện khi: (1) cơ sở giáo dục có nhu cầu; (2) nhà giáo có đủ sức khỏe và tự nguyện; (3) đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, trong thời gian được kéo dài, nhà giáo không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và không được bảo lưu phụ cấp chức vụ.
Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã rà soát, chỉnh lý kỹ thuật và các quy định pháp luật liên quan, đồng thời bổ sung điều khoản chuyển tiếp tại Chương IX, nhằm đảm bảo dự thảo Luật Nhà giáo không chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống pháp luật hiện hành.