Hải Dương: Tiêu hủy hơn 400 sản phẩm sữa bột và sữa nước nhập lậu
Thứ ba, 06/05/2025 10:32 (GMT+7)
Ngày 6/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hải Dương vừa tiến hành tiêu hủy 424 sản phẩm sữa bột và sữa nước nhập lậu, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Cụ thể, chiều 5/5, Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục QLTT tỉnh Hải Dương đã phối hợp giám sát tiêu hủy 100 túi sữa bột béo bổ sung dinh dưỡng hiệu New Milky (sản xuất tại Hàn Quốc) và 324 hộp sữa nước pha sẵn hiệu Aptamilk Kid (sản xuất tại Thái Lan). Đây là các sản phẩm bị xác định là hàng hóa nhập lậu, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hải Dương vừa tiến hành tiêu hủy 424 sản phẩm sữa bột và sữa nước nhập lậu, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Trước đó, ngày 21/4, lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh sữa Ngọc Khánh 1 tại phố Bình Lộc, phường Tân Bình, TP Hải Dương. Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở này đang bày bán nhiều sản phẩm sữa và thực phẩm dinh dưỡng, trong đó có một số lượng lớn hàng hóa không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Hộ kinh doanh bị xử phạt hành chính 10 triệu đồng, đồng thời buộc phải tiêu hủy toàn bộ số hàng vi phạm dưới sự giám sát của lực lượng quản lý thị trường và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hải Dương.
Cơ quan chức năng nhận định các sản phẩm sữa nhập lậu nói trên không đảm bảo an toàn khi sử dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe người tiêu dùng, đặc biệt là trẻ nhỏ - đối tượng chính của các sản phẩm dinh dưỡng này.
Đây là một trong nhiều hoạt động nằm trong đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 đang được triển khai trên toàn tỉnh.
Trong dip cao điểm kiểm tra thị trường Tết Trung thu năm 2024, lực lượng QLTT tỉnh Hải Dương đã kiểm tra 47 vụ việc, xử lý 34 vụ việc, thu phạt vi phạm hành chính là 92.000.000 đồng; trị giá hàng hoá vi phạm là thực phẩm bị buộc tiêu huỷ gần 80 triệu đồng.
Trong quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 212.000 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe như vitamin, collagen, glucosamin... không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Mỗi dịp hè đến, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da của người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới, lại tăng mạnh. Tuy nhiên, song hành cùng nhu cầu là nguy cơ sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng, gây dị ứng, tổn thương da, thậm chí để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe.
Lòng se điếu đang gây tranh cãi trong những ngày vừa qua về nguồn gốc xuất xứ và độ khan hiếm. Loại lòng "cực phẩm" này có thể có giá lên tới gần 2 triệu đồng/kg.
Công an TP Đà Nẵng cảnh báo về hàng loạt Fanpage giả danh khách sạn 5 tràn lan trên Facebook, lừa tiền đặt cọc của du khách bằng chiêu trò khuyến mãi siêu rẻ, cam kết hoàn tiền nhưng sau đó biến mất không dấu vết.
Trong diễn biến giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Công an, Công Thương, Tài chính để siết quản lý thị trường, đẩy mạnh thanh tra các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng.
Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, sắc đỏ bao trùm thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index rơi mạnh hơn 2% về mức 2.169 điểm.
Lực lượng QLTT Thái Nguyên vừa phát hiện ba kho chứa hàng trăm kg thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, trị giá hơn 71 triệu đồng. Toàn bộ hàng vi phạm đã bị tiêu hủy, cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm dịp cao điểm.