Lực lượng chức năng TP HCM đã phát hiện nhà thuốc Mỹ Anh 6 (Phường 3, quận Bình Thạnh), kinh doanh 6 hộp sữa giả nhãn hiệu Bold Milk - Cơ Xương Khớp Colostrum.
Sở Y tế TP HCM vừa có báo cáo gửi đến UBND TP HCM về việc rà soát tình hình kinh doanh sữa giả tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc.
Theo Sở Y tế TP HCM, trong đợt kiểm tra 4.641 nhà thuốc (chiếm
60% tổng số nhà thuốc đang hoạt động), lực lượng chức năng đã phát hiện nhà thuốc
Mỹ Anh 6 (số 56 đường Vũ Huy Tấn, Phường 3, quận Bình Thạnh), kinh doanh 6 hộp sữa giả nhãn hiệu Bold Milk - Cơ Xương Khớp Colostrum, nghi nhập từ Công ty TNHH We
United. Số hàng giả này chưa kịp tiêu thụ đã bị thu giữ.
Lực lượng chức năng TP HCM đã phát hiện nhà thuốc Mỹ Anh 6 (số 56 đường Vũ Huy Tấn, Phường 3, quận Bình Thạnh), kinh doanh 6 hộp sữa giả nhãn hiệu Bold Milk - Cơ Xương Khớp Colostrum, nghi nhập từ Công ty TNHH We United.
Trước tình hình này, UBND TP HCM đã ban hành công văn chỉ đạo
tăng cường các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý vi phạm liên quan đến sản
xuất, kinh doanh thuốc và thực phẩm giả. Sở Công Thương, đơn vị thường trực Ban
Chỉ đạo 389 Thành phố, được giao chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Công
an TP HCM và UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức để tổ chức kiểm tra, giám sát thị
trường dược phẩm và thực phẩm chức năng.
Thành phố cũng yêu cầu siết chặt hoạt động bán thuốc trên mạng
xã hội, các sàn thương mại điện tử; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm;
tăng cường kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm và thu hồi triệt để các loại thuốc,
sữa và thực phẩm giả đã phát hiện.
Đặc biệt, Sở Y tế TP HCM được giao nhiệm vụ phối hợp điều
tra, truy vết tận gốc các vụ việc liên quan đến thuốc giả; đồng thời yêu cầu
các cơ sở bán buôn, bán lẻ chỉ được kinh doanh thuốc có giấy phép lưu hành, hóa
đơn, chứng từ đầy đủ, rõ nguồn gốc xuất xứ.
UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức cũng phải tăng cường kiểm
tra hoạt động in ấn bao bì thuốc, sản xuất dược phẩm, nhằm phát hiện sớm các dấu
hiệu làm giả, bảo vệ tối đa quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng.
Ngoài TP HCM, nhiều địa phương khác cũng ghi nhận các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến thuốc và thực phẩm giả. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện nhiều đường dây sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả hoạt động tinh vi, quy mô lớn và kéo dài nhiều năm.
Điển hình, Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 nhãn hiệu sữa bột giả dành cho người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai… với tổng doanh thu lên tới gần 500 tỷ đồng. Trong khi đó, Công an tỉnh Thanh Hóa cũng phát hiện và bắt giữ 14 đối tượng trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả có quy mô trên phạm vi toàn quốc.
Tại Phú Thọ, hàng loạt mặt hàng thực phẩm tiêu dùng bị phát hiện làm giả, bao gồm: 71.000 lít dầu ăn, khoảng 40 tấn mì chính, 22 tấn hạt nêm, 9 tấn bột canh. Đáng lo ngại, một số sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh cũng bị xác định là hàng giả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ ngành, địa phương trên cả nước tăng cường phối hợp, khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Trước hàng loạt vụ việc liên quan đến sản phẩm giả mạo, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) vừa có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp khẩn trương rà soát sản phẩm và hoạt động quảng cáo.
Bộ Công an vừa khởi tố thêm 4 bị can liên quan vụ sản xuất, buôn bán gần 600 loại sữa giả. Đáng chú ý, 150.000 USD đã được dùng để "chạy án" nhưng bị chiếm đoạt, làm lộ ra thêm nhiều hành vi vi phạm nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa phát hiện và thu giữ hơn 7 tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc tại một kho đông lạnh quy mô lớn thuộc địa bàn huyện Thanh Trì.
Ngày 6/5, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Hải Dương vừa tiến hành tiêu hủy 424 sản phẩm sữa bột và sữa nước nhập lậu, không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm.
Mỗi dịp hè đến, nhu cầu làm đẹp và chăm sóc da của người tiêu dùng, đặc biệt là nữ giới, lại tăng mạnh. Tuy nhiên, song hành cùng nhu cầu là nguy cơ sử dụng phải mỹ phẩm kém chất lượng, gây dị ứng, tổn thương da, thậm chí để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe.
Lòng se điếu đang gây tranh cãi trong những ngày vừa qua về nguồn gốc xuất xứ và độ khan hiếm. Loại lòng "cực phẩm" này có thể có giá lên tới gần 2 triệu đồng/kg.
Công an TP Đà Nẵng cảnh báo về hàng loạt Fanpage giả danh khách sạn 5 tràn lan trên Facebook, lừa tiền đặt cọc của du khách bằng chiêu trò khuyến mãi siêu rẻ, cam kết hoàn tiền nhưng sau đó biến mất không dấu vết.
Trong diễn biến giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với Bộ Công an, Công Thương, Tài chính để siết quản lý thị trường, đẩy mạnh thanh tra các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh vàng.