Doanh nghiệp dệt may xuất khẩu chủ lực sang Mỹ báo lãi lớn trước nguy cơ áp thuế đối ứng
Thứ ba, 06/05/2025 11:27 (GMT+7)
3 tháng đầu năm, các doanh nghiệp dệt may có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ trong quý I/2025 đạt 3,8 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là tín hiệu tích cực
phản ánh sự phục hồi của ngành sau giai đoạn khó khăn.
Hiện tại, một số doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn sang Mỹ bao gồm May Sông Hồng (MSH) với 80% doanh thu đến từ thị trường này, TNG (TNG) chiếm 46%, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VGT) 35% và Dệt May Thành Công (TCM) 25%.
Nhiều
doanh nghiệp báo lãi
Theo đó, kết
thúc quý 1, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) đạt
khoảng 4,417 tỷ đồng, bằng 24% kế hoạch năm. Lãi trước thuế ước đạt 271 tỷ đồng, tăng 372,13% so với cùng kỳ, tương đương 30% kế hoạch năm. Lãi ròng quý 1 đạt 172 tỷ đồng, tăng
372% so với cùng kỳ năm trước.
Biên lãi gộp cải thiện lên 12.1% so với 8.7% cùng kỳ.
Trong đó ngành sợi đã có đơn hàng đến tháng 5, các doanh
nghiệp ngành may đều có lãi và đang thương lượng đơn hàng cho quý III. Ngay khi thông
tin tạm hoãn áp dụng thuế được công bố vào 10/4, công ty đã thúc đẩy tiến độ sản xuất và
giao hàng, yêu cầu hoàn tất đơn hàng trong vòng 90 ngày tới.
Kết thúc quý 1, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đạt khoảng 4,417 tỷ đồng. (Ảnh: Vinatex)
Tương tự, Công
ty CP Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (HoSE: TCM), trong quý đầu
năm ghi nhận doanh thu tăng 8% so với cùng kỳ, lên gần 1.011 tỷ đồng. Lợi nhuận
sau thuế đạt 78,5 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2024. Công ty cũng đã nhận 85% kế hoạch doanh
thu trong quý II và đang chốt đơn hàng cho quý III/2025.
Trước đó, TCM
cho biết đã nhận đủ đơn hàng cho quý I/2025, đang tiếp nhận đơn hàng cho quý II
và bắt đầu nhận đơn hàng cho quý III.
Công ty Cổ phần Sợi Thế Kỷ (STK) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý
I/2025 với doanh thu thuần đạt 376,4 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước.
Lợi nhuận gộp đạt 77,6
tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với cùng
kỳ. Lợi nhuận hoạt động 54,3 tỷ đồng, cải thiện vượt bậc so với mức chỉ
3,6 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Còn tại Dệt may TNG ghi nhận lợi nhuận 43,3 tỷ đồng,
tăng nhẹ 1%, dù doanh thu tăng 31% lên hơn 1.500 tỷ đồng. Tỷ trọng xuất khẩu
sang Mỹ hiện chiếm khoảng 26%.
Công ty cổ phần May Sông Hồng (MSH) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực
trong 3 tháng đầu năm 2025. Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý 1/2025
hơn 1.036 tỷ đồng, tăng 34%; lợi nhuận
ròng đạt 87,2 tỷ đồng,
tăng 50%.
Bình tĩnh
ứng phó với áp lực thuế quan
Mặc dù ghi
nhận kết quả tăng trưởng tích cực 3 tháng đầu năm, tuy nhiên, những khó khăn từ
thuế quan Mỹ có thể là mối lo ngại đối với ngành dệt may từ quý tiếp theo.
Các chuyên gia cho rằng, 90 ngày hoãn thuế là thời gian để
có thể đàm phán thêm, cũng như thúc đẩy xuất khẩu nhanh các đơn hàng sang Mỹ.
Nhiều đơn hàng DN đã và đang sản xuất, sẵn sàng xuất khẩu và tránh để hàng tồn
quá lâu.
Đơn cử, đánh
giá về tác động của thuế quan Mỹ, Chủ tịch Vinatex Lê Tiến Trường nhấn mạnh đây là mức thuế "hết sức đột ngột và nằm ngoài khả
năng quản trị của các doanh nghiệp". Tuy nhiên, thuế cao và thị trường biến động không phải chuyện mới với dệt may Việt Nam. Theo ông, ngành cần tận
dụng giai đoạn tạm hoãn để chủ động thích ứng, giống như từng vượt qua rào cản
thuế và hạn ngạch trước thời WTO.
Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam. (Ảnh: Vinatex).
Đối với
Vinatex, đơn vị thực hiện thúc đẩy khí thế lao động sản xuất, tối đa hóa
sản lượng với 90 ngày làm việc thần tốc. Tuyên truyền cho người lao động không
hoang mang, không dao động, nỗ lực cho đơn hàng của quý 2.
Ngoài ra, Vinatex cũng đẩy mạnh việc ưu tiên sử dụng vải
trong hệ thống, phân loại từng mặt hàng, thị trường có nguy cơ bị ảnh hưởng để
có cơ sở đàm phán với khách hàng và tìm kiếm hướng đi phù hợp. Đồng thời, Vinatex đẩy mạnh
minh bạch về quy tắc xuất xứ cũng như tuân thủ các quy
định về chống gian lận thương mại. Đa dạng hóa sản phẩm, chuỗi cung ứng, mở rộng
thị trường để tránh phụ thuộc vào một số thị trường đã có.
Đồng quan điểm,
bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Giám đốc điều hành Tổng Công ty May 10 nêu quan điểm, đối diện với thách
thức, dệt may cần đa dạng
hóa thị trường, tận dụng các FTA; đồng thời giảm sự phụ thuộc nguồn cung từ Trung Quốc; cuối cùng là tiết kiệm trên mọi
lĩnh vực để giảm chi phí, cung cấp cho khách mức giá cạnh tranh nhất.
Tổng Giám đốc TCM Song Jae Ho cũng thông tin, thị trường Mỹ chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu của TCM -
tỷ lệ thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Trước thách
thức thuế quan, TCM đang nỗ
lực đa dạng hoá thị trường, mở rộng tại châu Âu và Canada, song song với đó là
tăng cường thị phần tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong khi đó, các thị trường chủ lực khác của Dệt may Thành Công
như Nhật Bản, Hàn Quốc… hiện không có sự biến động nhiều.
Chiều 23/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp bà Susanna Campbell, Chủ tịch Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) dự kiến đầu tư tổ hợp tái chế vải với số vốn khoảng 1 tỷ USD tại Việt Nam và Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi.
TNG là một trong những doanh nghiệp đầu ngành dệt may với doanh thu đều đặn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và châu Âu. Hiện tại, doanh nghiệp này sản xuất và cung cấp sản phẩm cho Decathlon khắp thế giới.
Năm 2004, với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 43,5 tỷ USD và tăng trưởng 11% so với năm trước đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may.
Tập đoàn Hoà Phát sắp phát hành thêm gần 1,28 tỷ cổ phiếu HPG mới để chia cổ tức cho cổ đông, tương đương giá trị phát hành theo mệnh giá là 12.793 tỷ đồng.
Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
Bộ Tài chính đề xuất áp dụng mức thuế 20% trên phần lãi từ giao dịch chuyển nhượng bất động sản, thay cho phương án thu thuế 2% trên giá bán như hiện nay, nhằm hạn chế thất thu ngân sách và phản ánh đúng bản chất thu nhập của người nộp thuế.