Cao điểm chống buôn lậu, hàng giả: 'Siết' các mặt hàng thiết yếu như sữa, thuốc, mỹ phẩm
Thứ ba, 27/05/2025 09:48 (GMT+7)
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Bộ Công Thương đề nghị xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Ảnh minh họa
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1398 ngày 20/5 về Kế hoạch cao điểm giám sát, kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong tình hình mới.
Quyết định nhằm tổ chức thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 13 ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trong tình hình mới; Công điện số 65 của Thủ tướng ngày 15/5/2025 về mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, tập trung đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, doanh nghiệp, bảo vệ an ninh, an toàn sức khỏe cho nhân dân, góp phần phục vụ đất nước phát triển nhanh, bền vững.
Quyết định cũng nhằm tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền SHTT.
Tạo chuyển biến đột phá trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền SHTT gắn với quá trình sắp xếp đơn vị hành chính các cấp; nâng cao năng lực quản lý, phân định trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ, không để chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ, không để khoảng trống trong quản lý nhà nước.
Quyết định số 1398 yêu cầu Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bám sát tinh thần, nội dung Chỉ thị số 13, Công điện số 65 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo thực hiện đúng trọng tâm, trọng điểm, thực chất, không hình thức.
Chỉ đạo và đề nghị các đơn vị liên quan nắm diễn biến tình hình thị trường, công tác quản lý địa bàn, phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng tại địa phương, thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm như: Hà Nội, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Thanh Hóa, Phú Yên, Đà Nẵng, Huế, TPHCM, Long An, An Giang, Tây Ninh, Cần Thơ... từ đó chỉ ra nguyên nhân vi phạm, các sơ hở, bất cập trong quy định mà các đối tượng lợi dụng vi phạm pháp luật để kiến nghị các giải pháp khắc phục với cơ quan có thẩm quyền.
Cùng với đó, Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị liên quan tập trung kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...
Đề nghị tập trung giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân, nhất là các sản phẩm sữa, thuốc tân dược, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm chế biến, thực phẩm từ động thực vật... trên các kênh buôn bán nhỏ lẻ, đại lý không chính thức, nhất là các sàn thương mại điện tử và các trang mạng xã hội, nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng, hàng xâm phạm quyền SHTT.
Đồng thời, yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và số hóa trong quản lý, xây dựng hệ thống thu thập, chia sẻ dữ liệu, thông tin thị trường dùng chung trong toàn ngành Công Thương và kết nối với các cơ quan chức năng khác nhằm kịp thời nắm bắt, dự báo nguy cơ buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp của tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực y tế, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, các bộ ngành và địa phương, phát động tháng cao điểm kiểm tra toàn diện, không có vùng cấm.
Ngày 23/5, Đội QLTT số 6 (Cục QLTT Kiên Giang) cho biết, vừa kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, phát hiện và tạm giữ 1.020 kg bao tử lợn không rõ nguồn gốc, không nhãn mác, không hóa đơn chứng từ hợp pháp.
Hàng giả ngập container gồm giày dép, áo thun... nhái hàng loạt thương hiệu lớn bị thu giữ tại cảng Sài Gòn. Doanh nghiệp không xuất trình được giấy tờ sở hữu trí tuệ, gian lận trị giá hơn 17 tỷ đồng.
Không đơn thuần chỉ là trào lưu ôn thi, loại thuốc được quảng cáo là “hack não siêu đỉnh” đang được rao bán tràn lan khắp mạng xã hội. Nhưng phía sau lớp vỏ hào nhoáng là hiểm họa cho sức khỏe và tâm lý của giới trẻ nếu lạm dụng hoặc sử dụng không rõ nguồn gốc.
Ba sản phẩm mỹ phẩm của Shynh Beauty bị Bộ Y tế đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc do vi phạm ghi nhãn và công thức. Doanh nghiệp này từng dính hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực mỹ phẩm, thẩm mỹ.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị kiểm tra và xử lý hàng loạt trường hợp quảng cáo thực phẩm chức năng vi phạm trên mạng xã hội, đáng chú ý có các tên tuổi như Ngân 98, Ngân Collagen và fanpage "Dược phẩm Hoàng Hường Meli chính hãng".
Nội dung chỉ đạo được nêu rõ trong văn bản vừa được Văn phòng Chính phủ phát đi, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng giả các mặt hàng thuốc liên quan đến sức khỏe người dân.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, mặt hàng cau ghi nhận mức tăng trưởng nhập khẩu kỷ lục, với tốc độ tăng tới 1.303% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt giá trị hơn 11,3 triệu USD, theo thống kê từ Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Chiều 26/6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính thông báo về việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. Trong kỳ điều hành này, giá xăng dầu trong nước sẽ được điều chỉnh hai lần do việc chuẩn bị thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 204/2025/QH15 có hiệu lực từ 1/7/2025.