C.P. Việt Nam bị tố 'trộn thịt bệnh', khởi tố vụ án mỹ phẩm giả liên quan chồng Đoàn Di Băng
Chủ nhật, 01/06/2025 09:27 (GMT+7)
Sản phẩm của Ngân 98 và Ngân Collagen cùng công ty gia công, khởi tố vụ án mỹ phẩm Hanayuki, lùm xùm tin đồn C.P. Việt Nam trộn thịt bệnh bán ra thị trường… là những tin tức tiêu dùng nổi bật tuần qua.
Sản phẩm của Ngân 98 và Ngân
Collagen cùng công ty gia công?
Dù liên tục khẩu chiến trên mạng, loạt sản phẩm giảm
cân và làm đẹp do Ngân 98 và Ngân Collagen quảng bá lại cùng xuất xưởng từ một
địa chỉ: Công ty TNHH Dược phẩm Vesco – trụ sở tại KCN Đan Phượng, Hà Nội.
Ngân 98 quảng cáo sản phẩm giảm cân.
Thông tin này được Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế)
xác nhận trong hai văn bản gửi cơ quan chức năng TP HCM và Hà Nội ngày 24 và
26/5. Cụ thể, các sản phẩm X1000, X3 Super Detox, X7 Plus (gắn với Ngân 98),
cùng N-Collagen Chanh Plus, Kẹo táo thải mỡ bụng (liên quan Ngân Collagen) đều
do Vesco gia công. Trong khi đó, trách nhiệm chất lượng thuộc về các công ty
Hoàng Châu Pharm và Bequen, còn phân phối do N-Collagen đảm nhiệm.
Sản phẩm N-collagen Chanh plus được quảng cáo trên Facebook cá nhân Trần Thị Bích Ngân.
Đáng chú ý, Vesco thành lập năm 2022 với vốn điều lệ
9 tỷ đồng, đăng ký sản xuất thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, tính đến tháng
8/2022, công ty này chỉ có... 1 lao động. Con số khiêm tốn này khiến dư luận
nghi ngại về năng lực thực tế của đơn vị sản xuất hàng loạt sản phẩm “hot” trên
thị trường.
Nhiều người tiêu dùng từng phản ánh tác dụng giảm
cân quá nhanh, kèm theo nghi vấn về nguồn gốc và độ an toàn. Một chuyên gia
ngành dược cảnh báo: “Gia công thực phẩm chức năng là mảnh đất lợi nhuận cao
nhưng rất dễ thả nổi chất lượng nếu thiếu giám sát”.
Cục An toàn thực phẩm đang làm rõ vai trò từng bên,
trong đó Vesco – nơi sản xuất gốc – được coi là mắt xích quan trọng nhất.
Khởi tố vụ án mỹ phẩm liên quan công ty chồng ca sĩ
Đoàn Di Băng
Sau loạt vi phạm về chất lượng mỹ phẩm, ngày 29/5,
Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất, buôn bán hàng giả” liên
quan sản phẩm kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body – một trong những dòng mỹ
phẩm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group phân phối, doanh nghiệp do ông
Nguyễn Quốc Vũ – chồng ca sĩ Đoàn Di Băng – làm đại diện pháp luật.
Theo kết luận kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc
TP HCM, sản phẩm Hanayuki Sunscreen Body chỉ đạt chỉ số SPF 2,4 – thấp hơn gần
21 lần so với công bố (SPF 50). Căn cứ Nghị định 98/2020/NĐ-CP, sản phẩm này bị
xếp vào nhóm hàng giả do thành phần chính không đạt tối thiểu 70%.
Cùng thời điểm, sản phẩm Hanayuki Shampoo cũng bị
phát hiện chứa lượng vi sinh vật vượt mức cho phép, lên tới 470.000 cfu/g –
trong khi giới hạn chỉ là 1.000 cfu/g. Sở Y tế Đồng Nai đã lập biên bản vi phạm
hành chính và xử phạt.
Đoàn kiểm tra kiểm tra các sản phẩm dầu gội Hanayuki trong lô bị thu hồi.
Tính từ ngày 6/5 đến nay, cơ quan chức năng đã thu hồi
4 lô mỹ phẩm do ca sĩ Đoàn Di Băng quảng bá, gồm:
- Kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body
(tuýp 100g, số lô 0010125), bị đình chỉ ngày 16/5.
- Dầu gội Hanayuki Shampoo (chai 300g, số
lô 0010125), đình chỉ từ 6/5.
- Dầu xả Hanayuki Conditioner (chai 300g,
số lô 0010125), đình chỉ ngày 24/5.
- Mặt nạ G-Thera Amino Anti-Wrinkle Mask
(hộp 5 miếng, số lô CL06C7), đình chỉ ngày 27/5 do sai lệch thành phần.
Riêng kem chống nắng Hanayuki có 1.652 sản phẩm bị
thu giữ, trị giá khoảng 163 triệu đồng.
Công ty sản xuất là Công ty CP Nhà máy Y tế EBC Đồng
Nai, đối tác gia công của VB Group. Sau kiểm tra, Bộ Y tế đã thu hồi Giấy chứng
nhận “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm (CGMP)” của EBC và tạm ngưng tiếp nhận hồ
sơ mỹ phẩm từ VB Group.
Cùng với lệnh khởi tố, các cơ quan chức năng đang mở
rộng điều tra vai trò của những cá nhân, tổ chức liên quan, trong bối cảnh
Chính phủ siết chặt quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế. Bộ Y
tế hiện đã lập 15 tổ kiểm tra đột xuất trên cả nước, xử lý nghiêm các hành vi
gian dối thương mại, quảng cáo sai sự thật.
Hàng nghìn sản phẩm nghi giả tại Saigon Square
Chiều 29/5, lực lượng quản lý thị trường đã bất ngờ
kiểm tra trung tâm thương mại Saigon Square (Quận 1, TP HCM), phát hiện hàng loạt
gian hàng bày bán sản phẩm nghi giả các thương hiệu thời trang và đồng hồ nổi
tiếng. Nhiều tiểu thương vội vàng đóng cửa, kéo màn, thậm chí di tản hàng hóa
nhằm tránh bị phát hiện.
Cuộc kiểm tra do 6 tổ công tác của Phòng Nghiệp vụ
Quản lý thị trường (thuộc Bộ Công Thương) phối hợp thực hiện, trong chiến dịch
truy quét hàng giả tại các tụ điểm kinh doanh lớn. Đây là đợt kiểm tra nằm
trong kế hoạch cao điểm về chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,
được triển khai từ đầu tháng 5 theo chỉ đạo của Chính phủ.
Nhiều sản phẩm giả mạo được trưng bày công khai, thậm chí có cả bảng giá "ưu đãi" cho khách du lịch. Một chiếc đồng hồ Rolex "giả nhưng như thật" chỉ có giá vài triệu đồng. Ảnh: Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
Tại hiện trường, hàng nghìn sản phẩm mang nhãn hiệu
nổi tiếng như Rolex, Patek Philippe, Longines, Gucci, Louis Vuitton, Chanel,
Dior, Hermès… được bày bán công khai trong nhiều gian hàng, nhưng không có hóa
đơn chứng từ, dấu hiệu vi phạm về nguồn gốc xuất xứ. Tổ công tác đã lập biên bản,
thu giữ ngay tại chỗ một lượng lớn hàng hóa nghi giả mạo, phục vụ điều tra. (Xem tiếp tại đây)
C.P. Việt Nam bị tố “trộn thịt bệnh” bán ra thị trường
Trước loạt tố cáo lan truyền trên mạng xã hội về việc
“trộn thịt heo, gà bệnh” đưa ra thị trường, Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt
Nam chính thức phản hồi, cho rằng đây là thông tin bịa đặt nhằm bôi nhọ và gây
thiệt hại cho doanh nghiệp.
Nội dung tố cáo do hai tài khoản Facebook tự nhận là
nhân viên bán hàng khu vực miền Tây của C.P. đăng tải ngày 30/5, cho rằng cửa
hàng C.P. Fresh Shop ở thị trấn Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) thường xuyên phân phối thịt
có dấu hiệu hư hỏng, kể cả xúc xích quá hạn. Bài viết gây xôn xao dư luận và
thu hút nhiều chia sẻ chỉ trong vài giờ.
Cơ quan chức năng tỉnh Sóc Trăng kiểm tra cửa hàng thực phẩm CP ở thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên. Ảnh Công an nhân dân
Phản hồi cùng ngày, C.P. Việt Nam bác bỏ toàn bộ cáo
buộc, khẳng định các hình ảnh và thông tin đưa ra không rõ nguồn gốc, không
đúng bản chất sản phẩm của công ty. Doanh nghiệp nhấn mạnh toàn bộ quy trình
chăn nuôi, giết mổ và phân phối đều tuân thủ kiểm dịch thú y và tiêu chuẩn an
toàn thực phẩm.
Trước diễn biến này, ngày 31/5, đoàn kiểm tra liên
ngành tỉnh Sóc Trăng đã kiểm tra đột xuất cửa hàng Fresh Shop nêu trên. Ghi nhận
ban đầu cho thấy giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ sở đã hết hạn từ tháng
3 và chưa xuất trình được giấy tờ pháp lý đầy đủ. Tuy nhiên, không phát hiện sản
phẩm quá hạn hay hư hỏng tại thời điểm kiểm tra. Khoảng 51kg thịt heo đều có giấy
kiểm dịch, kèm hơn 1.000 sản phẩm động vật khác với chứng từ hợp lệ.
Toàn bộ hàng hóa đã bị niêm phong để phục vụ điều
tra. UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo mở rộng kiểm tra toàn bộ hệ thống C.P. Việt
Nam trên địa bàn và sẽ xử lý nghiêm nếu có vi phạm.
Vải thiều Lục Ngạn phủ sóng gần 1.000 điểm bán lẻ
trên toàn quốc
Mùa vải thiều 2025 chứng kiến làn sóng tiêu thụ sôi
động khi hàng loạt tập đoàn bán lẻ lớn đồng loạt đẩy mạnh kết nối tiêu thụ, đưa
trái vải Lục Ngạn Bắc Giang phủ sóng rộng khắp thị trường nội địa.
Ngày 27/5, Saigon Co.op tổ chức chương trình “Hành
trình hạnh phúc” tại Co.opmart Bắc Giang, chính thức ký kết tiêu thụ vải thiều
với hệ thống hơn 800 điểm bán trên cả nước. Ngoài trái vải tươi, đơn vị còn mở
rộng phân phối chế phẩm từ vải như nước ép, mứt... nhằm kéo dài chuỗi giá trị
và thời gian sử dụng sản phẩm.
Vải thiều Lục Ngạn được mùa năm nay. Ảnh MXH
Đại diện Saigon Co.op cho biết, sản lượng thu mua vải
thiều năm nay dự kiến tăng 20% so với năm trước. Doanh nghiệp cũng triển khai
chương trình khuyến mãi, truyền thông đồng loạt nhằm lan tỏa tinh thần “Người
Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.
Song song đó, Central Retail Việt Nam đã khởi động
các chuyến xe container vận chuyển vải Lục Ngạn đến hệ thống GO!, Tops Market
và Mini go!. Riêng năm nay, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tiêu thụ khoảng 1.000
tấn vải, gấp đôi năm 2024, đồng thời đưa vải thiều tham dự Lễ hội Trái cây Việt
Nam tại Tiền Giang và xúc tiến xuất khẩu sang Thái Lan.
Theo UBND tỉnh Bắc Giang, vụ vải 2025 được mùa lớn
sau kỳ mất mùa năm ngoái. Tỷ lệ ra hoa đạt hơn 90%, đậu quả trên 80%, tổng sản
lượng toàn tỉnh dự kiến 165.000 tấn, riêng huyện Lục Ngạn chiếm hơn 60%.
Hiện giá vải tại vườn dao động từ 25.000 – 35.000 đồng/kg,
tại chợ đầu mối 30.000 – 45.000 đồng/kg, còn ở siêu thị là 45.000 – 70.000 đồng/kg
tùy loại.
Ưu tiên thông quan nhanh nhất sầu
riêng xuất khẩu chính vụ
Trong bối cảnh mùa vụ sầu riêng bước vào cao điểm,
ngày 28/5, Tổng cục Hải quan đã có văn bản yêu cầu các Chi cục Hải quan địa
phương ưu tiên thông quan ngay đối với nông sản xuất khẩu, đặc biệt là sầu
riêng và hàng hóa dễ hư hỏng.
Đây là hành động cụ thể nhằm triển khai Công điện 59
ngày 8/5 và Công điện 71 ngày 23/5 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy sản xuất,
tiêu thụ và xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh thị trường thế giới còn
nhiều biến động.
Theo chỉ đạo, các đơn vị trực thuộc hải quan cần tạo
điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, xử lý nhanh các thủ tục tại cửa khẩu,
đồng thời giải quyết dứt điểm các vướng mắc phát sinh trong quá trình xuất khẩu.
Ưu tiên thông quan với hàng hóa xuất khẩu là nông lâm thủy sản và sầu riêng. Ảnh Công Thành
Cục Hải quan cũng nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan chức năng tại cửa khẩu để cập nhật chính sách thuế quan, quy định
nhập khẩu của thị trường nước ngoài, từ đó chủ động hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu
nông sản, tránh bị động trước các rào cản kỹ thuật.
Đáng chú ý, văn bản này nêu rõ các đơn vị hải quan địa
phương phải xử lý nghiêm mọi hành vi gây phiền hà, chậm trễ cho doanh nghiệp
trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu. Đây là động thái nhằm đảm bảo tính minh
bạch và hiệu quả trong hoạt động thông quan, đặc biệt khi sầu riêng đang là mặt
hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng sang thị trường Trung Quốc.
Việc ưu tiên thông quan đúng thời điểm không chỉ
giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng nông sản, mà còn tạo niềm tin cho doanh nghiệp
và nông dân trong mùa vụ then chốt của xuất khẩu trái cây năm 2025.
Công an tỉnh Đồng Nai vừa khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả liên quan kem chống nắng Hanayuki do công ty chồng ca sĩ Đoàn Di Băng phân phối, sau khi sản phẩm này bị phát hiện có chỉ số SPF thấp nghiêm trọng.
Một cuộc kiểm tra bất ngờ tại trung tâm thương mại Saigon Square đã phanh phui hàng loạt gian hàng bày bán sản phẩm nghi giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như Rolex, Chanel, Gucci, LV… Dù tiểu thương tìm cách đóng cửa, né tránh, lực lượng quản lý thị trường vẫn quyết liệt kiểm tra và thu giữ hàng nghìn sản phẩm vi phạm.
Dù livestream "đấu tố" nhau nhưng các sản phẩm giảm cân và làm đẹp do Ngân 98 và Ngân Collagen quảng bá đều được sản xuất cùng một nơi - Công ty TNHH Dược phẩm Vesco.
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI quý II/2025 của Việt Nam tăng 3,31% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu do tiền điện, giá thực phẩm, nhà ở và y tế tăng cao. CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2025 tăng 3,27% so với cùng kỳ năm 2024
Tiền điện tháng 6/2025 tại nhiều hộ dân Hà Nội tăng mạnh khiến không ít người bất ngờ. EVN Hà Nội đã chính thức lý giải nguyên nhân, chỉ ra ba yếu tố chính dẫn tới tình trạng này.
90% rác nhựa trong lòng đất, đại dương và thậm chí ngấm cả trong cơ thể con người (theo Tổ chức Môi trường quốc tế) là lý do hình thành nên xu hướng tiêu dùng mới: Refillable Consumption (Refill - tái nạp) và Việt Nam đang bắt đầu với xu hướng tiêu dùng này.
Người trực tiếp đóng dấu kiểm dịch lên thân thịt heo bệnh tại cơ sở giết mổ của Công ty C.P. Việt Nam đã bị kỷ luật cảnh cáo, điều chuyển nhiệm vụ. Vụ việc từng gây xôn xao dư luận vì nghi ngờ thịt heo không bảo đảm vệ sinh được tuồn ra thị trường.
Nhiều sản phẩm chăm sóc da và kem đánh răng bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc sau khi bị phát hiện sai lệch công thức, không đúng hồ sơ công bố hoặc ghi nhãn không đúng quy định. Các doanh nghiệp phân phối buộc phải thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm.